Phát hiện dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh trên sao Hỏa

Các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi nồng độ khí mê-tan trên sao Hỏa. Điều này đã dẫn đến giả thiết rằng có tồn tại sự sống trên hành tinh này.

Các nhà khoa học cho rằng họ có thể đã xác định được nguồn gốc bí ẩn của khí mê-tan, một loại khí thường do vi khuẩn tạo ra. Kể từ khi Curiosity hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale vào năm 2012, nó đã tiến hành đo lượng khí mê-tan trong khu vực lân cận. Tàu thăm dò nhận thấy loại khí này tăng đột biến trong sáu lần.

Tàu thám hiểm Curiosity đã phát hiện ra sự thay đổi nồng độ khí mê-tan trên hành tinh đỏ (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia từ Viện Công nghệ California đã viết trong báo cáo nghiên cứu rằng: “Những phát hiện mới nhất chỉ ra khu vực hoạt động của loại khí này ở phía tây và tây nam nơi Curiosity rover đang làm nhiệm vụ. Điều này có thể là một sự trùng hợp khi chúng tôi chọn nơi này để hạ cánh Curiosity.”




Theo các nhà nghiên cứu, đây là một tín hiệu có triển vọng đối với các nhà khoa học, vì hầu hết khí mê-tan trong bầu khí quyển của Trái đất đều có nguồn gốc sinh học. Phát hiện này có thể là dấu hiệu quan trọng cho việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, vốn đã khiến các nhà nghiên cứu say mê từ lâu.


Sự sống ngoài hành tinh có thể sẽ sớm được phát hiện bởi máy thám hiểm Curiosity (Ảnh: Getty Images)

Nếu đúng, đây sẽ là bản địa hóa chính xác nhất của nguồn mê-tan từng được tìm thấy trên hành tinh Đỏ. Theo Tiến sĩ John Moore, Đại học York ở Toronto, Canada, khí mê-tan trên sao Hỏa dự kiến sẽ có tuổi thọ không quá 300 năm và sự hiện diện liên tục của nó cho thấy có thứ gì đó đang tạo ra khí này tại nơi đây.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *