Lop Nur là “thánh địa” bất cứ nhà thám hiểm nào cũng khao khát khám phá nhưng không phải ai cũng dám đặt chân đến vì nơi này xảy ra quá nhiều vụ mất tích bí ẩn.
Dấu tích của thành cổ Lâu Lan. – Nguồn ảnh: Internet
Nhưng đây cũng là nơi phát hiện thành phố cổ đại “ngủ” yên hàng nghìn năm, đó là Lâu Lan, với cuốn sách cổ thất lạc từ hơn 2000 năm trước.
Tại sao Lop Nur được mệnh danh là “biển Chết”?
Lop Nur dường như là vùng cấm của sự sống. Nơi đây mang theo vô số bí ẩn và nguy hiểm. Minh chứng là Lop Nur hủy diệt nền văn minh cổ Lâu Lan, Niya. Lop Nur vùi lấp nhà khoa học Bành Gia Mộc và nhà thám hiểm Dư Thuần Thuận nổi tiếng của Trung Quốc. Việc thiên nhiên nơi đây mất kết nối với con người càng khiến việc tìm ra sự thật gặp nhiều khó khăn.
Lop Nur nằm tại Nhược Khương, Tân Cương, từng là hồ nội địa lớn thứ 2 tại Trung Quốc, sau Thanh Hải. Nằm tại phía Đông lưu vực sông Tarim trên “Con đường tơ lụa” cổ đại, người ta đồn sự bí ẩn của nơi đây như “tam giác quỷ” của châu Á.
“Con đường tơ lụa” cổ đại chôn vùi không biết bao nhiêu hồn ma, xác quỷ, thi thể khô khốc vương vãi khắp nơi. Những truyền thuyết cứ thế đắp lên những ụ huyền bí, ma mị về vùng “biển Chết” này: “Trong sông cát có nhiều ma quỷ, gió nóng, kẻ gặp sẽ chết, không còn đường về…”. Ở Lop Nur, mọi chuyện khó tin đều có thể xảy ra.
Năm 1972, vệ tinh Landsat 1 được phóng. Nó quét qua bề mặt Trái Đất. Vào thời điểm ấy, “một cái tai người” cực lớn lộ diện trước truyền thông khiến nhiều người ngỡ ngàng. “Cái tai” dài khoảng 60km và rộng khoảng 30km có nhiều đường bán nguyệt xen kẽ giữa hai màu sáng tối. Nó gấp khúc ở đoạn tâm, giống như “tai của Trái Đất”.
Không ai biết điều gì đã tạo nên hình dạng kỳ lạ này, người ta chỉ biết nơi xuất hiện “tai của Trái Đất” là ở Lop Nur. – Nguồn ảnh: afamily.vn
Năm 1876, nhà thám hiểm người Nga Przewalski đến Lop Nur. Năm 1901, nhà địa lý học người Thụy Điển Sven Hedin đã tình cờ “đánh thức” thành phố cổ đại ngủ yên hàng nghìn năm ở đây. Đó là Lâu Lan.
Sau này, người ta khai quật được một xác ướp được mệnh danh là “Mỹ nhân Lâu Lan” gây chấn động thế giới. Vô số nhà thám hiểm, nhà khoa học, khách du lịch đã bị mê hoặc bởi những thông tin ấy và lên đường chinh phục Lop Nur. Thậm chí, họ đã hy sinh mạng sống.
Cuốn sách cổ bí ẩn ở Lop Nur
Sự tồn tại của quốc gia cổ đại Lâu Lan được ghi lại trong “Sử ký” và “Sách về Hậu Hán thư”, nhưng không có nhiều ghi chép cụ thể. Sau đó, các nhà khảo cổ đã trải qua đủ mọi khó khăn, nguy hiểm và cuối cùng cũng đến được bờ bắc của Lop Nur.
Sau khi thăm dò cẩn thận, họ đã tìm thấy một cuốn sách kì lạ đã bị thất lạc hơn 2.000 năm, đây là một cuốn sách cổ rất quý giá. tổng cộng 71 mảnh đã được khai quật, và địa điểm nằm bên cạnh tàn tích Lâu Lan cổ đại.
Một số thông tin được ghi trong sách cổ cũng chứng minh rằng từ thời Tây Hán, giữa vùng đồng bằng miền Trung và vùng biên cương đã thường xuyên có sự giao lưu.
Các cuốn sách cổ này đều làm từ thẻ tre nhưng nội dung khiến các chuyên gia không dám công bố. – Nguồn ảnh: soundofhope.org
Tại đây, họ tìm thấy cuốn sách ghi lại gia phả từ thời Tây Hán đến cuối thời Đông Hán. Cũng như rất nhiều tài liệu khác liên quan đến các sử gia, y học,… Các cuốn sách cổ này đều làm từ thẻ tre nhưng nội dung khiến các chuyên gia không dám công bố.
Trong một mảnh vỡ được tìm thấy, các nhà khảo cổ phát hiện chữ “Vĩnh Khang San”. Cái tên này xuất hiện trong mảnh vỡ gây nên nhiều tranh cãi. Có người cho rằng nó không có thật, có người cho rằng đó là của Hoàng đế Khang Hy.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có báo cáo nào xác thực về nguồn gốc lịch sử của những mảnh vỡ này. Các nội dung khai thác được vẫn còn nhiều bí ẩn, chưa được xác minh nên các chuyên gia không vội vàng công bố ra bên ngoài.
Ngoài cuốn thẻ tre kỳ lạ này, các chuyên gia cũng tìm thấy một lượng lớn di vật quý giá ở Lâu Lan như tiền xu, mảnh lụa, gấm Hán, các vị thần Hy Lạp, gấm lụa và vải vóc kiểu Tây Á…
Bí ẩn về văn hóa của Tây Vực luôn thu hút sự chú ý của vô số người, và những di tích văn hóa được khai quật ở đất nước cổ đại Lâu Lan có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu văn hóa của Tây Vực.
Thời hoàng kim của Lâu Lan gắn liền với Lop Nur xinh đẹp, ngay từ lịch sử hình thành. Lâu Lan là nơi giao thoa văn hóa Đông – Tây. Ngay cả trong tài liệu của Đường Huyền Trang đi qua nơi này vào năm 645 SCN, sự phồn vinh của Lâu Lan đã tiêu tan.
Tàn tích của tòa thành cổ Lâu Lan. – Nguồn ảnh: kenh14.vn
Có thể là do giặc ngoại xâm, do “con đường tơ lụa” chuyển hướng, thậm chí là dịch bệnh khiến Lâu Lan suy tàn. Nhưng không thể thiếu được nguyên nhân môi trường tự nhiên suy thoái dẫn đến Lop Nur khô cạn. Cho đến nay thì vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào cho những tuyên bố này.
Nguồn: VDH
- Điểm trùng hợp giữa chuyện Thánh Gióng và tiên tri người Maya, minh chứng cho Thần tích tồn tại?
- Người đàn ông Mỹ “chết đuối”, bị đưa trở lại dương gian bởi hai sinh vật hình người
- Kì lạ hòn đá cứ đốt nóng là phát sóng Wifi