6 vùng đất chết chưa có lời giải: Trọng lực bất thường, tín hiệu vô tuyến không thể vượt qua

Trên thế giới có nhiều vùng đất chết nơi xảy ra những hiện tượng bí ẩn, kỳ lạ mà cho đến nay các nhà khoa học chưa thể hoàn toàn tìm ra lời giải.

Đó là những vùng đất “chết, nơi gắn liên với nhiều hiện tượng bí ẩn, ghi nhận sự bất thường về trọng lực và khí quyển không rõ nguyên nhân. Thỉnh thoảng những chiếc xe chạy ngang qua đột nhiên bị một lực vô hình kéo đi trên một đoạn, những tín hiệu vô tuyến không còn tác dụng… Chính bởi sự bí ẩn đó mà những địa danh này thường được gắn thêm từ “chết”.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải về những hiện tượng trên. Dưới đây là 6 vùng đất như vậy:

1. “Vùng im lặng” ở Mexico

Tại Mexico có một khu vực kỳ lạ được gọi là điểm chết nằm trên sa mạc Chihuahua, bang Ceballos, hay nổi tiếng hơn với tên gọi “Vùng im lặng”. Đó là một hoang mạc rộng lớn gồm những bụi cây dại và xương rồng. Giống như những hoang mạc khác, nơi đây có rất nhiều rắn độc và bọ cạp sinh sống. Điều kỳ lạ là tại khu vực này, những tín hiệu vô tuyến đều không còn tác dụng.

Biển báo khu vực “Vùng im lặng” tại Mexico. Ảnh: Lingofacts

Theo tiến sĩ Santiago Garcia ngay từ giữa thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra những tính chất không bình thường của khu vực này. Khi ấy, những người nông dân nhận thấy vào ngày đẹp trời có những hòn đá cuội nóng từ trên trời rơi xuống khu vực điểm chết. Đây rất có thể là các thiên thạch.

Vào năm 1930, một phi công người Mexico tên là Francisco Sarabia thông báo rằng máy bay của anh không thể truyền được tín hiệu radio khi bay qua khu vực này.




Francisco Sarabia (1900 – 1939), phi công người Mexico, người đưa ra thuật ngữ “Vùng im lặng” năm 1930. Ảnh: Drsamuelbanda.

La bàn tại “Vùng im lặng” cũng bị vô hiệu hóa. Ảnh: History.com




Tuy vậy, phải đến năm 1970 thì điểm chết mới được biết đến một cách rộng rãi: Một chiếc tên lửa Athena được phóng từ căn cứ tên lửa White Sand của Mỹ khi bay qua vùng này bỗng nhiên bị lệch quỹ đạo bay một cách khó hiểu và rơi xuống đất. Một chuyên viên của NASA đã từng phải công nhận Athena bay chệch quá xa, như bị giật mạnh về phía “Vùng im lặng”, rơi và sau đó vỡ tan tành tại đó.

Quả tên lửa thử nghiệm Athena, mang theo hai thùng nhỏ chứa nguyên tố phóng xạ cobalt 57, đã bị lệch quỹ đạo rồi rơi xuống đất. Ảnh: Atlasobscura.




Hai năm sau đó, một phần trên của tên lửa đẩy Saturn sử dụng cho tàu vũ trụ Apollo của Mỹ cũng bị rơi khi bay ngang qua đây. Người ta cũng không tìm ra được nguyên nhân sau khi đã điều tra kỹ lưỡng, chỉ biết rằng các chi tiết kỹ thuật và đường bay của tàu Apollo trước đó đều không có gì sai sót. Bộ Quốc phòng Mỹ đã cử một nhóm điều tra sang Mexico để tìm rõ nguyên nhân nhưng không có kết quả.

Kỹ sư Harry de la Pena là người đầu tiên phát hiện ra những đặc tính kỳ lạ gây nhiễu sóng radio của khu vực này. Pena và những đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu của ông nhận thấy tại nơi này, các máy vô tuyến điện đều không thể liên lạc được, sóng radio không thể truyền được với tốc độ, âm thanh bình thường. Cho tới nay, tín hiệu sóng truyền hình cũng không thể thu được tại Ceballos và các vùng phụ cận. Dường như tại đây có một lực hút từ trường nào đó làm vô hiệu hoá tất cả các loại sóng vô tuyến truyền thanh và truyền hình.

Kể từ sau phát hiện của kỹ sư Pena, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã đổ về khu vực này với mong muốn tìm ra lời giải đáp cho những bí ẩn trên. Chính phủ Mexico thậm chí còn cho xây một trung tâm nghiên cứu ngay tại khu vực. Một điều kỳ lạ là về mặt địa lý, Điểm chết nằm ngay trên hạ chí tuyến và nam vĩ tuyến thứ 30, cùng trên một đường thẳng hàng với các khu bí ẩn khác của trái đất như tam giác quỷ Bermuda.

Vùng im lặng, Tam giác quỷ Bermuda và Quần thể kim tự tháp Ai Cập đều nằm trên cùng một đường thẳng, cụ thể tại vĩ tuyến 27 độ Bắc. Ảnh: ĐKN




Ảnh: dailystar.co.uk

Nhiều người kể lại rằng họ đã tận mắt nhìn thấy đĩa bay và người ngoài hành tinh tại khu vực này. Vào năm 1976, một du khách người Đức đã chụp được các bức ảnh đĩa bay đỗ gần khu vực đồi nam châm ở Vùng im lặng. Các bức ảnh cho thấy rõ một vật thể giống nồi hầm khổng lồ có đường kính 10m phát ánh bạc.




Tiến sĩ Santiago Garcia đưa ra giả thuyết cho rằng một số đĩa sáng đó không phải là đĩa bay của người ngoài trái đất mà là các thiết bị do thám trên không của quân đội Mỹ. Những thiết bị này thường bay cao vào ban ngày để nạp pin mặt trời và hạ thấp vào ban đêm để do thám. Garcia cũng chỉ ra rằng khi quân đội Mỹ sang thu lượm những mảnh vỡ của tên lửa Athena tại đây, họ đã chuyển về Mỹ hàng chục xe tải cát về phân tích, trong đó có thể đã được cất giấu các thiết bị do thám trên không đã bị rơi. Có một giả thuyết khác được đưa ra là tại Điểm chết có một trữ lượng lớn quặng sắt nằm sâu dưới lòng đất, phát ra một từ trường cực mạnh vô hiệu hoá các loại sóng liên lạc. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện tại các ngọn núi quanh điểm chết có nhiều quặng uran.

Không chỉ có khả năng làm nhiễu sóng, “Vùng im lặng” còn bí ẩn với khả năng “hút” thiên thạch như nam châm. Sau công bố về “Vùng im lặng”, các nhà thiên văn học thời bấy giờ phát hiện một lượng lớn thiên thạch đã rơi xuống đúng khu vực này. Theo các nhà lý thuyết, dường như tại “Silent Zone” đang tồn tại một dạng năng lượng xoáy cực lớn, có khả năng “hút” các thiên thạch và các mảnh vỡ không gian vào.

Tại khu vực này, thiên thạch và các mảnh vỡ không gian dường như bị “hút” vào như nam châm. Ảnh: Soha




Ngoài những hiện tượng kỳ lạ, tại điểm chết ở Chihuahua còn có những tàn tích khảo cổ mà cho đến nay vẫn chưa thể xác định độ tuổi của chúng. Đó là một đài thiên văn cổ được xếp lên từ những khối đá cao 15 m, nặng 20 tấn/khối. Chúng có hình gần giống những cột đá ở Stonehenge. Một thiên thạch rơi tại Chihuahua vào năm 1959 có cấu trúc tinh thể có độ tuổi nhiều hơn cả hệ mặt trời. Theo nhà thiên văn học Luis Maeda Villalobos, thiên thạch này có cùng độ tuổi với vũ trụ, khoảng 13 tỷ năm tuổi, trong khi hệ mặt trời mới hình thành cách đây 6 tỷ năm.

Trên thực tế, những cái tên nhuốm màu chết chóc thường được người dân địa phương đặt ra để cảnh báo đối với khách bộ hành. Ví như cao nguyên 1079 tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl, được dịch theo ngôn ngữ của người Mansi là “Núi Chết” khi thời gian và thực tế đã chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra.

2. Núi Chết

Núi chết. Ảnh: ĐKN




Ảnh: dreamworlds.ru

Núi Chết còn được biết đến là một cao nguyên tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl từ năm 1079. Sở dĩ nó có tên Núi Chết là bởi người dân địa phương muốn chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra. Những người sống lâu đời tại vùng này vẫn nhớ như in một tai nạn đã từng xảy ra tại Núi Chết. Vào ngày 2/2/1959, một đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals đã dựng trại trên sườn núi này và vài ngày sau, tất cả họ đều được phát hiện là đã chết. Không ai rõ nguyên nhân của những cái chết này là do đâu.




Các thành viên đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals. Ảnh: ĐKN

Bức ảnh lúc dựng trại vào đêm gặp nạn do một thành viên chụp lại Ảnh: ĐKN




Một xác chết bị vùi trong tuyết lạnh. Ảnh: ĐKN

Người ta cũng phỏng đoán rằng có thể đoàn người đã bị sét đánh hay bị đĩa bay tấn công. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, họ đã bỏ mạng vì thâm nhập vào đúng nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí. Tuy nhiên, không ai chứng minh được các giả thiết này.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là khi khám nghiệm thi thể của các nạn nhân, người ta thấy trên lớp da của họ có những vạch đỏ rất khác thường. Do đó có thể khẳng định họ đã bị thương từ bên trong và bị xuất huyết.

Những triệu chứng tương tự thường được quy cho những tai nạn gây ra bởi bom khinh khí đã làm loãng không khí của một vùng rộng lớn trong khu vực. Khi đi vào những khu vực này, mạch máu của con người có thể nổ tung vì áp suất bên trong lên rất cao, có thể dẫn đến cơ thể bị nổ tung thành nhiều mảnh. Mặc dù vậy, giả thiết này cũng chưa được khẳng định.




Áp suất không khí gia tăng từ vụ nổ Bom khinh khí bí mật có phải nguyên nhân đằng sau vụ tử vong bí ẩn của đoàn du khách này? Ảnh: independent.co.uk

Những hiện tượng kỳ lạ tương tự còn được phát hiện tại một khu vực khác ở nga, được gọi là “Thung lũng Chết” ở Kamchatka.

3. Thung lũng Chết ở Kamchatka

Vùng đất chết dài 2.000m, địa hình gồ gề, đá cheo leo. Ảnh: 9wows.com




Thung lũng này nằm trên biên giới của khu vực cấm săn bắn Kronotsky. Vùng đất chết dài 2.000 m, địa hình gồ gề, đá cheo leo. Cho đến nay đã không còn ai thấy xa lạ với những đống xương trắng chất chồng trong thung lũng. Có cả xác của các loài chim, những chú chồn gulo và thậm chí cả những con gấu rất lớn.

Ảnh: kamchatkaland.com

Người đi nhầm vào vùng đất này đều không gặp may. Theo thống kê của các nhà khoa học có ít nhất 30 người đã chết ở đây không rõ nguyên nhân. Điều đáng ngạc nhiên là có một ngôi làng bên cạnh vùng đất này lại không hề bị ảnh hưởng chút nào.





Thực chất, nguyên nhân dẫn tới những cái chết khó hiểu tại khu vực này là các thành phần đặc biệt của khí được giải phóng từ vết nứt của vỏ trái đất, bao gồm hydrogen sulfide, carbon disulfide và carbon dioxide. Tất nhiên, nếu lượng khí hít bình thường sẽ không đủ mạnh. Nhưng nếu chúng sống tại đây trong thời gian dài sẽ “lĩnh án tử”.Trong nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng thường xuất hiện nhất như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí tê liệt cơ quan hô hấp dẫn tới tử vong.

Ảnh: MyShared.ru

Ảnh: NationStates

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *