Tác phẩm Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh. Vậy làm thế nào mà từ triều đại trước đó hơn hai thế kỷ là nhà Nguyên đã xuất hiện mộ táng của nhân vật này?
Phát hiện lăng mộ Tề Thiên Đại Thánh có trước tác phẩm Tây Du ký 200 năm. (Ảnh chụp màn hình video youtube)
Các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có một ngôi mộ cổ, ước chừng rộng 3m, sâu 1.3m. Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, tấm bia to hơn ở bên trái khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, tấm bên phải nhỏ hơn một chút khắc chữ “Thông Thiên Đại Thánh”. Bên trong mộ còn tìm thấy gậy như ý và vòng Kim Cô.
Tác phầm Tây Du Ký nổi tiếng từ năm 1986, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại. Nhưng ngay khi lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện tại Trung Quốc, một cuộc tranh cãi đã nổ ra, phải chăng đây không chỉ đơn thuần là một nhân vật hư cấu?
Hai tấm bia được phát hiện khi mở mộ cổ. (Ảnh chụp màn hình video youtube)
Theo phân tích từ các nhà khảo cổ thì thời gian xuất hiện ngôi mộ này sớm hơn so với Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân hơn hai 200 năm. Những điều này khiến các nhà khảo cổ đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ Tôn Ngộ Không thật sự tồn tại? Và Ngô Thừa Ân là người dựa theo truyền thuyết về “Tề Thiên Đại Thánh” để viết nên tác phẩm Tây Du Ký?
Trong ngôi mộ có tượng Tôn Ngộ Không và gậy Như Ý (Ảnh chụp màn hình video youtube)
Hiện tại, vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc phát hiện ngôi mộ cổ này. Dựa theo sự sắp xếp trong ngôi mộ cổ và hai tấm bia, người ta dự đoán “Tề Thiên Đại Thánh” còn có một huynh đệ là “Thông Thiên Đại Thánh”; cũng có người đoán đấy là tên một trong tứ hầu hỗn thế. Nhưng trong tác phẩm Tây Du Ký thì không có tên nào giống như vậy. Tôn Ngộ Không kết bái với sáu huynh đệ yêu vương lần lượt như sau:
Nhung Vương (Khỉ vàng): Vương hiệu là Khu Thần Đại Thánh
Ngưu Ma Vương (Trâu): Vương hiệu Bình Thiên Đại Thánh
Bằng Ma Vương (Chim Bằng): Vương hiệu Hỗn Thiên Đại Thánh
Mi Hầu Vương (Khỉ Maca): Vương hiệu Thông Phong Đại Thánh
Sư Đà Vương (Sư Tử): Vương hiệu Di Sơn Đại Thánh
Giao Ma Vương (Giao long): Vương hiệu Phúc Hải Đại Thánh
Trong sáu huynh đệ của Tôn Ngộ Không thì không có ai tên là Thông Thiên Đại Thánh, vậy nhân vật này Ngô Thừa Ân không biết tới nên không đưa vào tác phẩm hay còn bí ẩn nào khác? Trong Tây Du Ký, tại kiếp nạn “Thật giả Mỹ Hầu Vương”, Phật Tổ Như Lai đã nói rằng: “Trời đất có ngũ Tiên gồm Thiên, Địa, Thần, Nhân, Quỷ. Có ngũ Trùng gồm Luy, Lân, Mao, Vũ, Côn; còn có Tứ Hầu Hỗn Thế không thuộc mười loại này.”
Tứ Hầu Hỗn Thế là:
Linh Minh thạch hầu, biết cơ trời đất (Khỉ linh). Là Tôn Ngộ Không
Xích Khao mã hầu, thông phép cao xa (khỉ đỏ xương cụt).
Thông Tý viên hầu, tài năng mạnh bạo (con vượn cáng vá).
Lục Nhĩ mi hầu, biến hóa vô cùng (con giộc sáu tai).
Trong tứ hầu hỗn thế thì Lục nhĩ mi hầu đã bị Ngộ Không đánh chết, Thông tý viên hầu được ghi là do Lục Áp đạo nhân trảm phi đao cũng đã chết, còn Xích Khao mã hầu có biệt danh là Hoài Thủy Vô Chi Kỳ, vương hiệu là Thủy Viên Đại Thánh. Vậy Thông Thiên Đại Thánh là nhân vật nào?
Bia mộ khắc chữ Thông Thiên Đại Thánh và Tề Thiên Đại Thánh (Ảnh chụp màn hình video youtube)
Khi tiến hành khai quật hai ngôi mộ và tiến hành giám định, các nhà khảo cổ đã nhận định rằng di tích này có niên đại từ thời nhà Nguyên. Hơn nữa quá trình mai táng rất chỉn chu, không có dấu vết bị người đời sau làm giả. Tác phẩm Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh. Vậy làm thế nào mà từ triều đại trước đó hơn hai thế kỷ là nhà Nguyên đã xuất hiện mộ táng của nhân vật này? Với lại trong tác phẩm Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không tu đắc đạo thành Đấu Chiến Thắng Phật, đã vượt qua luân hồi, đâu còn sự chết nữa để mai táng?
Qua quá trình dày công tìm hiểu, tra cứu tài liệu, giới chuyên gia phát hiện dưới thời nhà Nguyên có một văn nhân tên là Dương Cảnh Hiền từng sáng tác một bộ hý kịch cũng có tên là Tây Du Ký. Trong tác phẩm này thì Tôn Ngộ Không có một em trai tên là Thông Thiên Đại Thánh.
Trong ngôi mộ không có bộ xương nào, chỉ có một vài cổ vật có niên đại vào thời nhà Nguyên, nên nhiều chuyên gia tin rằng ngôi mộ này được xây cất bởi một người ái mộ tác phẩm Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền. Còn Ngô Thừa Ân sau này đã phát triển thành một tác phẩm Tây Du Ký được sản xuất thành một bộ phim năm 1986.
Tất nhiên, đó cũng chỉ là một giả thuyết, một nhận định tối ưu hơn cả. Còn trong lịch sử thực sự có nhân vật Đường Tăng đi sang Ấn Độ lấy kinh. Ngày xưa, trong kinh sách ghi rằng: người Ấn Độ do Phật tạo ra, và đất nước Ấn Độ gọi là Phật quốc. Người Ấn Độ ngày nay không thờ Phật, mà thờ các thứ khác, thường có hình tượng là động vật nên Phật giáo cũng bị tiêu mất tại Ấn Độ.
Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký còn rất nhiều bí ẩn, có người cho rằng đó là một câu chuyện có thật về Đường Tăng đi lấy kinh, có người cho rằng đó là một tác phẩm về con đường tu luyện từ một người phàm để trở thành Phật, có người nói rằng tác phẩm thể hiện quan điểm của người tu luyện v.v Dù thế nào thì ngôi mộ cổ cho thấy Tây Du Ký là tác phẩm rất được nhiều người hâm mộ, người xưa cũng rất yêu quý nhân vật “Tề Thiên Đại Thánh”.
Nguồn: NTDVN
- Bí ẩn 3001 Thanh Kiếм Bảo Vệ Lăng Mộ Dưới Đáy Hồ Suốt 2000 Năm
- Những sự kiện tàn phá ít được biết đến nhất trong lịch sử
- Khai quật lăng mộ 1.000 năm tuổi: Điều bất thường nào khiến cả đội khảo cổ phải sơ tán?