Phân tích mẫu đá trên Sao Hỏa, phát hiện nước từng tồn tại cách đây hàng chục nghìn năm trên Hành tinh Đỏ

Các nhà khoa học còn cho rằng, những vi sinh vật sống có thể từng tồn tại trên Sao Hỏa từ cách đây rất lâu.

Hai mẫu đá này được khoan và lấy ra có tên Montagnac và Montenier

Vài ngày trước, robot tự hành Sao Hỏa của NASA đã thu thập được các mẫu đất đá đầu tiên từ Sao Hỏa, giúp các nhà nghiên cứu cũng như toàn nhân loại có cái nhìn sâu hơn về các thành phần hóa chất của Hành tinh Đỏ.

Các phân tích ban đầu cho thấy, nhũng mẫu đá thu thập được ở phần miệng núi lửa Jezero có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng từng chứa nước từ rất lâu trước đây – trong khoảng thời gian từ hàng chục nhginf cho đến hàng triệu năm trước. Cho dù vậy, điều này cho thấy lượng nước trên Sao Hỏa đủ ổn định để khiến nó có thể trở thành nơi sinh sống cho các vi sinh vật.Phân tích mẫu đá trên Sao Hỏa, phát hiện nước từng tồn tại cách đây hàng chục nghìn năm trên Hành tinh Đỏ 
Theo bà Katie Stack Morgan, Phó khoa học của dự án, cho biết: “Chúng có dấu hiệu cho thấy tương tác lâu dài với nước ngầm. Nếu những hòn đá này tiếp xúc với nước trong một thời gian đủ dài, sẽ có thể có những hốc nhỏ trên các hòn đá này hỗ trợ cho sự sống của vi sinh vật cổ đại.”

Bên cạnh đó,  việc phân tích quang phổ của lõi đá bằng các công cụ khác nhau trên robot tự hành cũng xác định được các hợp chất khác, bao gồm canxi, lưu huỳnh và một số loại muối tạp chất trong viên đá đó.

Yulia Goreva, nhà khoa học điều tra mẫu đá thu thập được từ robot tự hành Perseverance cho biết: “Chúng tôi đã thu thập mẫu đá từ đáy của miệng Núi lửa Jezero, vốn có nguồn gốc là đá lửa, và nó có muối trong đó. Sự hiện diện của muối là dấu hiệu cho thấy hòn đá này từng nằm dưới nước. Nước thấm qua đá, và khi bốc hơi, nó để lại một ít cặn muối trong đó.”

Tất nhiên đây chỉ là các phân tích sơ bộ ban đầu, để có cái nhìn chính xác hơn nữa, các mẫu đá này cần được gửi về Trái Đất để thực hiện các phân tích chi tiết hơn, và chắc chắn điều đó sẽ khó xảy ra trong tương lai gần. Hiện tại các nhà khoa học của NASA đang tràn đầy hy vọng rằng họ có thể nhận được những mẫu đá Sao Hỏa này vào những năm 2030 khi chúng được gửi về từ Hành tinh Đỏ.


Núi lửa Jezero trên Sao Hỏa




Chỉ đến lúc này, họ mới có thể phân tích để xác định chính xác thành phần khoáng vật học trong mẫu đá, độ tuổi cũng như thành phần hóa học của nó. Hơn thế nữa, họ còn kỳ vọng các hợp chất muối thu thập được trong những mẫu đá này sẽ tiết lộ về việc Núi lửa Jezero từng như thế nào khi nơi này bao phủ đầy nước.

Các phát hiện hiện tại của robot Perseverance cũng như trong tương lai không chỉ giúp nhân loại định hình hiểu biết của mình về Sao Hỏa mà còn định hướng cho các nhiệm vụ thăm dò Hành tinh Đỏ trong tương lai.

Nguồn: Genk – Tham khảo Engadget

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *