Dự kiến tìm thấy Hành tinh thứ 9 vào năm 2023, theo ‘Bản đồ kho báu’ mới lập

Dự kiến tìm thấy Hành tinh thứ 9 vào năm 2023, theo ‘Bản đồ kho báu’ mới lập

Hành tinh thứ 9 được mô tả như một quả cầu tối ở xa Mặt trời với Dải Ngân hà ở phía sau. (Ảnh: Wikipedia)

Hiện chúng ta đang biết đến 8 hành tinh của Hệ Mặt trời, kể từ khi sao Diêm Vương bị giáng chức thành hành tinh lùn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng có một Hành tinh thứ 9 đang ẩn nấp ngoài kia, trong vùng tối đen ở rìa Hệ mặt trời. 

Một phân tích mới ủng hộ quan điểm rằng có tồn tại Hành tinh thứ 9, phân tích cũng thu hẹp khu vực chúng ta cần tìm kiếm nếu chúng ta muốn tìm thấy Hành tinh thứ 9 gây tranh cãi.

Các nhà thiên văn học bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về Hành tinh thứ 9 vào năm 2016 khi Caltech’s Mike Brown và Konstantin Batygin công bố một nghiên cứu mô tả chi tiết hành vi quỹ đạo bất thường của những Vật thể Vành đai Kuiper (KBOs). Những khối đá băng giá này quay quanh mặt trời ở phía ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương không còn được gọi là một hành tinh nữa, nhưng nó là KBO đầu tiên từng được phát hiện. Theo nghiên cứu ban đầu, rất nhiều quỹ đạo KBO được nhóm lại theo cùng một hướng. Có thể đây chỉ là do ngẫu nhiên, nhưng điều đó không có khả năng xảy ra.

Các tác giả đã xem xét sự phân bố thống kê của các KBO và kết luận rằng sự phân nhóm là do một hành tinh bên ngoài chưa được phát hiện gây ra. Dựa trên tính toán của họ, hành tinh này có khối lượng bằng 5 lần Trái đất và cách Mặt trời khoảng 10 lần so với Sao Hải Vương. Tuy nhiên, tất cả các tìm kiếm hành tinh này đều không cho kết quả nào.

Theo tập dữ liệu mới, Hành tinh thứ 9 níu kéo một số KBO đã biết, nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện thêm các tảng đá không gian mới khác. Họ cũng loại bỏ bất kỳ vật thể nào có vẻ như bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Sao Hải Vương. Tập hợp 11 KBO được cập nhật vẫn cho thấy sự phân bố quỹ đạo bất thường. Nghiên cứu khẳng định chỉ có 0,4% khả năng những quỹ đạo này là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Khả năng lớn hơn 99% rằng có một vật thể lớn đã có ảnh hưởng đến các KBO, nhưng cơ hội thực sự là được các nhà khoa học xác định cho Hành tinh thứ 9 trong nghiên cứu năm 2016. Tất nhiên, bạn có thể tranh luận rằng đây là cần có một con số thực tế hơn nhiều để có thể khẳng định được điều này.

Các quỹ đạo gần nhau bất thường của sáu trong số các vật thể ở xa nhất trong Vành đai Kuiper (KBO) cho thấy sự tồn tại của hành tinh thứ chín mà lực hấp dẫn của nó ảnh hưởng đến các chuyển động này. (Ảnh: Wikimedia Commons)




Dựa trên các mô phỏng mới, Batygin đã tạo ra một “bản đồ kho báu” chỉ đường đến vòng cung quỹ đạo có khả năng xảy ra nhất của Hành tinh thứ 9. Khu vực rộng lớn đó vượt qua mặt phẳng phát sáng của Dải Ngân hà, nơi có thể đã giúp Hành tinh thứ 9 ẩn náu khỏi các cuộc tìm kiếm trước đó. Điều này giúp các nhà khoa học dự báo được một cơ hội trong quỹ đạo dự kiến, khi mà Hành tinh thứ 9 đến gần Trái đất hơn. Phân tích ban đầu ước tính nó có chu kỳ quỹ đạo là 18.500 năm Trái đất, nhưng giờ đây người ta tin rằng nó nằm trong vùng lân cận của 7.400 năm Trái đất.


Cặp đôi nhà khoa học tin rằng chúng ta chỉ còn vài năm nữa là có thể phát hiện ra Hành tinh thứ 9 này, có thể là Đài quan sát Vera Rubin sắp tới ở Chile sẽ quan sát được nó trước tiên. Trong khi kính thiên văn James Webb có khả năng phóng đại mạnh hơn, nhưng khoảng không gian mà nó quan sát được lại nhỏ hơn. Vera Rubin có thể chụp ảnh toàn bộ bầu trời vài ngày một lần, giúp nó có cơ hội tốt hơn để tìm thấy Hành tinh thứ 9. Các nhà khoa học dự kiến rằng Vera Rubin sẽ phát hiện được hành tinh này vào năm 2023.

Nguồn: NTDVN – Theo ExtremeTech/Inverse

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *