Peru: Những hòn đá bí ẩn hé lộ một nền văn minh siêu việt!

Chưa bao giờ trong đời mình, tôi lại nghĩ rằng mấy cục đá cứng ngắc mà lại có sức hấp dẫn lôi cuốn tâm trí tôi đến vậy. 

Nghĩ lại chặng đường suốt ba năm ròng rã trên đường, đạp xe cùng chồng và các con; thực sự không thể nghĩ về việc được tận mắt nhìn ngắm những phiến đá kỳ diệu đó, chúng được chạm khắc hết sức tinh mỹ bởi một nền văn minh cổ đại bí ẩn từ rất xa xưa. Nhưng mà quả thực tôi đã được kiểm nghiệm; và đây là những điều mà tôi đã khám phá. 

Với hầu hết mọi người, tất cả đều sẽ được trả lời bằng vài cái quan sát vào bên trong những cửa kính của Bảo tàng Đá của Tiến sĩ Cabrera ở Ica, Peru; song tôi lại muốn nhiều hơn thế. Quả là một điều may mắn, khi con gái của tiến sĩ Cabrera, Eugenia, đã giúp tôi được toại nguyện. Cô sẵn sàng mở cửa và đồng ý cho chúng tôi xem. Có thể nói đó là một chuyến du lịch khám phá, và tôi như nuốt từng lời mà cô ấy truyền đạt. 

Eugenia Cabrera (C) tại bảo tàng đá. (Nancy Sathre -Vogel)

Những phiến đá kỳ ảo
Bảo tàng Đá của Tiến sĩ Cabrera là một bảo tàng tư nhân nhỏ nằm trên Plaza de Armas ở Ica, Peru, cách Lima khoảng 4 giờ lái xe về phía nam. Tiến sĩ Javier Cabrera là người khởi tạo xây dựng bảo tàng, với mục đích là bảo vệ nhiều tảng đá được chạm khắc một cách bí ẩn được tìm thấy trong khu vực. 




Tiến sĩ Cabrera đã qua đời vài năm trước và hiện con gái của ông tiếp tục duy trì bảo tàng; cũng được xem là một cách truyền lại một số trí tuệ và thành tựu của người cha.

Theo báo cáo, hơn 50.000 phiến đá chạm khắc đã được tìm thấy trên sa mạc xung quanh Ica. Khoảng 20.000 phiến hiện đang ở trong bảo tàng tư nhân này.

Ngoài việc kinh ngạc trước số lượng lớn những phiến đá này, thì một điều đặc biệt khác mà người ta có thể nhìn nhận là chúng dày đặc hơn nhiều so với những viên đá bình thường. Chúng có hai lớp, bazan đen ở trung tâm và một lớp andesite đen bóng ở bên ngoài. Chúng có đủ kích cỡ, từ đủ nhỏ để nằm gọn trong lòng bàn tay đến những phiến cao cỡ khoảng một mét.

Bất kể kích thước của chúng như thế nào, chúng đều có hai lớp và tất cả chúng đều được chạm khắc tinh xảo với độ chính xác cao.

Các cảnh được mô phỏng
Các phiến đá được chạm khắc miêu tả cuộc sống của người cổ đại. Nhiều phiến chạm khắc mô tả rất nhiều cảnh trong sinh hoạt hàng ngày. Những hình chạm khắc ngoạn mục nhất (và bí ẩn nhất) dường như thể hiện kiến thức y học tiên tiến bao gồm phẫu thuật não, cấy ghép tim và thí nghiệm di truyền.

Trong một số bức chạm khắc cho thấy người cổ đại đang sử dụng kính thiên văn và quan sát các vì sao.




Hòn đá Ica này mô tả một người đội mũ trùm đầu, đang quan sát sao chổi qua kính viễn vọng. (Được Eugenia Cabrera cho phép)

Một số viên đá khác dường như mô tả rất chi tiết một người nào đó đang thực hiện ca ghép tim, cũng như một người nào đó lấy não của bệnh nhân ra và gắn nó vào một loại thiết bị để giữ cho nó sống.

Trong một số phiến, có thể thấy người cổ đại đang sử dụng kính thiên văn và quan sát các vì sao trên trời.

Ý nghĩa thực sự là gì?
Một điều trớ trêu là chúng ta không có cách nào xác thực được ý nghĩa của các phiến đá chạm khắc này. Khi những viên đá lần đầu tiên được tìm thấy trên sa mạc xung quanh Ica, Peru, người ta nói rằng không ai biết chúng là gì và một người nông dân đã bán chúng cho khách du lịch.




Nhưng khi chính quyền đe dọa bỏ tù người nông dân vì tội bán cổ vật, thì anh ta nói rằng, chính mình tự tay chạm khắc chúng. Tại thời điểm đó, câu chuyện chính thức là một nông dân hoặc một nhóm ít người đã tạc những viên đá để bán kiếm lời.

Mặc dù vậy, có những điều không thể lý giải được trong câu chuyện này. Với thực tế là 50.000 viên đá đã được tìm thấy cho đến nay (tất cả đều nằm trong sa mạc xung quanh Ica), sẽ rất khó để một nhóm ít người tạo ra chúng. Hãy chỉ nói rằng họ đã chạm khắc chúng trong 50 năm nay; điều đó có nghĩa là họ đã chạm khắc 1.000 viên đá mỗi năm trong 50 năm. Để điều đó xảy ra, họ cần phải tạc ba phiến mỗi ngày.

Liệu có thể có một người đàn ông đã tận tâm khắc tạc những viên đá này không? Hay là một nhóm ít người? Làm thế nào mà họ có thể tạo ra chúng vẫn là một bí mật. Làm sao một người nông dân nghèo ở vùng nông thôn Peru lại biết được nhiều tri thức khoa học tiên tiến siêu việt như vậy, rồi lại có thể cẩn thận, tỉ mỉ khắc họa mô tả một cách tinh tế lên trên những phiến đá đó?

Một hòn đá Ica miêu tả một ca ghép tim. (Brattarb / CC BY-SA-3.0)




Một viên đá Ica cho thấy một bộ não được kết nối với một số loại máy móc thiết bị. (Nancy Sathre -Vogel)

Mặc dù không ai có thể lý giải được chính xác ‘nghệ nhân’ nào đã tạo ra những phiến đá này và tại sao lại tạo ra chúng; nhưng tiến sĩ Cabrera tin rằng chúng là một bách khoa toàn thư về kiến thức khoa học tiên tiến siêu việt của một nền văn minh xa xưa.

Lý thuyết của ông là đã thực sự tồn tại một nền văn minh siêu thông minh xuất hiện ở khu vực này. Đó là một xã hội tiên tiến với kiến thức phức tạp về thiên văn, vật lý và y học. Những người xưa cũng biết rằng một trận đại hồng thủy sắp diễn ra và rồi sẽ hủy diệt gần như tất cả mọi thứ trên trái đất. Trong sự tuyệt vọng đó, nhằm lưu giữ kiến thức và truyền lại cho các thế hệ tương lai, những người ở nền văn minh xa xưa này đã quyết định chạm khắc mô tả lên những phiến đá. Đó đều là loại đá bền cứng và hầu như không thể phá hủy, sẽ có thể tồn tại lâu sau sự kiện đại hồng thủy.

Có thể họ đặt những phiến đá đó ở một vị trí nhất định để bảo vệ an toàn, nhưng về sau chúng đã nằm rải rác khắp nơi, có lẽ do bị cuốn trôi theo sông hoặc bị tác động bởi các quá trình tự nhiên khác. Cabrera tin rằng những tảng đá được cất giữ trong một hang động mà chúng ta vẫn chưa tìm thấy được.

Có những viên đá mô tả khủng long, có nghĩa là nền văn minh này có thể cùng tồn tại với thời kỳ khủng long; nó nghe có vẻ phi thực tế, đi ngược lại các mốc lịch sử thời gian được chấp nhận thông thường của con người hiện nay.


Có rất nhiều lý thuyết về cách thức và lý do vì sao những phiến đá này được chạm khắc. Còn bạn, bạn nghĩ sao? Hãy để lại suy nghĩ của bạn trong phần bình luận!

Sau 21 năm làm giáo viên, Nancy Sathre – Vogel và chồng đã nghỉ việc và cùng với hai cậu con trai sinh đôi đạp xe đi nhiều nơi để ngắm nhìn thế giới. Bây giờ họ đã trở lại Idaho; đó là một kiểu phiêu lưu của gia đình cô. Nhung một điều khá chắc chắn là bạn sẽ thấy cô ấy đang đánh tài liệu trên máy tính của mình hoặc đang tạo ra những tác phẩm kỳ ảo từ những điều mà cô ấy thu thập được trên khắp thế giới.

Nguồn: DKN – Theo Nancy Sathre-Vogel, The Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *