Khoa học ngày nay đã sáng tạo ra rất nhiều phát minh mới, nhưng rất nhiều trong số chúng đã bén rễ từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử.
Phần lớn khoa học hiện đại đã được biết đến vào thời cổ đại. Robot và máy tính đã tồn tại rất lâu trước thập niên 1940. Những cư dân vào thời kỳ đầu thời đại đồ đồng ở vùng Cận Đông đã biết sử dụng máy tính trên đá, người Hy Lạp từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên (TCN) đã phát minh ra một loại máy tính gọi là Antikythera. Một cuốn cổ thư Hindu giáo ở Ấn Độ đã đưa ra hướng dẫn chi tiết để chế tạo một chiếc máy bay – từ rất lâu trước thời anh em nhà Wright. Câu hỏi đặt ra là, nhưng kiến thức này có tự khi nào?
Cỗ máy Antikythera chấn động được tìm thấy trong xác một con tàu đắm ngoài khơi đảo Antikythera ở Hy Lạp. (Ảnh: Tilemahos Efthimiadis / CC BY 2.0)
Những buổi bình minh và hoàng hôn của khoa học
1500 năm trước, người ta thường tin rằng Trái Đất phẳng và có hình chữ nhật. Tuy nhiên, ngay từ đầu thế kỷ thứ 6 TCN, triết gia người Hy Lạp Py-ta-go đã đưa giả thuyết cho rằng Trái Đất chắc chắn có dạng hình cầu. Không chỉ vậy, sớm hơn trước đó nữa vào thế kỷ thứ 3 TCN, nhà thiên văn học người Hy Lạp Eratosthenes đã suy luận ra rằng Trái Đất có dạng hình tròn, và ông đã tính được chu vi của nó.
Quả thật kỳ lạ, khi nhân loại từ những thời kỳ rất xa xưa trong quá khứ lại sở hữu vốn kiến thức khoa học đồ sộ hơn so với ở các quốc gia thời Đế quốc Đông La Mã (330-1453) và thời Trung Cổ (TK 5 – 15) bên Châu Âu. Tận cho đến nửa sau thế kỷ 19, các học giả châu Âu vẫn nghĩ rằng Trái Đất chỉ mới vài nghìn năm tuổi. Tuy vậy, những cổ thư Brahmin ở Ấn Độ lại ước tính một Ngày Brahma, hay tuổi thọ của vũ trụ, là vào khoảng 4.320 triệu năm (hay 4,32 tỷ năm) – một con số không khác mấy so với kết quả tính toán hiện đại. Khoa học hiện đại đã “vùng lên” từ bóng tối Trung Cổ trong thời kỳ Phục Hưng. Thông qua nghiên cứu các tư liệu cổ đại, loài người chỉ đang “khám phá lại” những “kiến thức cũ kỹ” đã được người Babylon, người Ionian, người Ai Cập, người Hindu hay người Hy Lạp biết đến trong nhiều thế kỷ.
Tấm bản đồ Imago Mundi của người Babylon, tấm bản đồ cổ nhất trên thế giới từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên Babylonia. (Ảnh: Wikimedia)
Các thành phố thời Trung Cổ tại Pháp, Đức và Anh thường được xây một cách khá tùy tiện (không có bất kỳ quy hoạch nào). Các con phố khá hẹp, không đồng đều, và không có hệ thống xả thoát nước thải. Bởi môi trường điều kiện vệ sinh tồi tệ nên bệnh dịch dễ dàng lan tràn, tàn phá các thành phố.
Nhưng vào khoảng năm 2500 TCN, hai thành phố Mohenjo Daro và Harappa, ở Pakistan ngày nay, đã được quy hoạch cẩn thận chẳng kém gì Washington hay Paris. Ở đây có cả một hệ thống cấp thoát nước và máng đổ rác thải đầy đủ, hiệu quả. Bên cạnh các hồ bơi công cộng, nhiều ngôi nhà còn có phòng tắm riêng. Mà Washington hay Paris, như mọi người đã biết, cho đến cuối thế kỷ trước vẫn còn là một chốn xa hoa, sang trọng ở Châu Mỹ và Châu Âu.
Quang cảnh bao quát tháp đá và bồn tắm tuyệt đẹp tại Mohenjo Daro, Pakistan. (Ảnh: Saqib Qayyum / CC BY SA 3.0)
Trước nửa cuối thế kỷ 16, người dân châu Âu còn chưa biết đến thìa và dĩa khi dùng bữa – họ chỉ có độc … các ngón tay cùng vài con dao. Tuy vậy người dân Trung Mỹ đã sổ hữu những dụng cụ này một nghìn năm trước khi Chinh tướng Cortes xuất hiện, tức trước khi quân Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa khu vực khu vực Trung Nam Mỹ. Trên thực tế, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng thìa thậm chí còn sớm hơn – vào khoảng năm 3000 TCN.
Khoa học hiện đại chỉ mới tái khám phá và hoàn thiện thêm những ý tưởng cũ kỹ, và nó đã chứng minh được rằng thế giới như chúng ta đang biết là cổ xưa hơn, rộng lớn hơn, và liên kết “toàn cầu hóa” hơn so với nhận định từ vài thế hệ trước.
Những tư liệu thất lạc của nhân loại
Bức họa “Trường học Athens”. Ảnh: Wikimedia
Một trong những chướng ngại lớn nhất mà các nhà khảo cổ và sử học đang phải đối mặt là tình trạng thiếu hụt bằng chứng. Nếu không phải vì nhiều thư viện cổ đại trên thế giới đã bị đốt cháy, nhân loại sẽ không có quá nhiều trang sử bị thất lạc như vậy.
Bộ sưu tập Pisistratus nổi tiếng (từ thế kỷ 6 TCN) ở Athens, Hy Lạp đã bị tàn phá, những cuộn giấy cói trong thư viện của Đền thờ Ptah ở Memphis, Ai Cập đã bị phá hủy hoàn toàn. Kết cục tương tự đã giáng xuống thư viện Pergamon ở Tiểu Á, bên trong chứa đến 200.000 tập sách. Thành phố Carthage, vốn bị san bằng bởi người La Mã trong vụ hỏa hoạn kéo dài mười bảy ngày vào năm 146 TCN, được cho là sở hữu một thư viện chứa đến một nửa triệu tập sách. Nhưng cú đánh tồi tệ nhất đối với lịch sử nhân loại là vụ đốt cháy Thư viện Alexandria trong chiến dịch xâm chiếm Ai Cập của Hoàng đế La Mã Julius Caesar; trong đó 700.000 cuộn sách vô giá đã bị tiêu hủy, cụ thể ở hai đền Bruchion (chứa 400.000 cuốn sách) và Đền Serapeum (300.000 cuốn). Có một danh mục đầy đủ các tác giả trong 120 tập sách, mỗi tác giả đều có phần tiểu sử ngắn gọn.
Cuộn giấy cói từ thế kỷ 5 minh họa sự tàn phá đền Serapeum bởi Theophilus. (Ảnh: Wikimedia)
Thư viện Alexandria cũng là một trường đại học và viện nghiên cứu. Trường có các khoa y, toán, thiên văn học, văn học, cũng như các môn học khác. Một phòng thí nghiệm hóa học, đài quan sát thiên văn, phòng giải phẫu, và một khu vườn thực vật và động vật học là một trong số nhiều cơ sở vật chất của viện giáo dục này, nơi có đến 14.000 học sinh theo học. Cơ sở này đã đặt nền tảng cho khoa học hiện đại.
“Vụ đốt cháy thư viện Alexandria”, bởi Hermann Goll (1876). (Ảnh: openmedia)
Số phận của các thư viện – nơi lưu trữ tri thức nhân loại – cũng chẳng tốt đẹp hơn gì mấy ở châu Á, khi Tần Thủy Hoàng ban hành một sắc lệnh tiêu hủy vô số sách tại Trung Quốc vào năm 213 TCN, hay khi Leo Isurus, một kẻ thù khác của văn hóa, đưa 300.000 cuốn sách vào lò hỏa thiêu tại Constantinople vào thế kỷ thứ 8. Cũng vậy, số lượng các bản thảo bị tiêu hủy bởi Tòa án Dị giáo tại các buổi xét xử công khai vào thời Trung Cổ khó có thể ước tính được.
Do những bi kịch này, chúng ta phải phụ thuộc vào những mảnh vụn lịch sử, và các tư liệu rất hạn chế, để tìm lại quá khứ chân thực khi xưa. Quá khứ xa xưa của chúng ta là một khoảng chân không chứa đầy các cổ vật đa dạng và tình cờ, các cuộn giấy da, các bức tượng, các bức họa, bức vẽ v.v…. Lịch sử khoa học sẽ rất khác nếu các tập sách ở Alexandria ngày đó còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Nguồn gốc của khoa học hiện đại lùi trở ngược rất xa về quá khứ.Hình minh họa nhà phát minh Heron (Hero) xứ Alexandria và máy hơi nước của ông. (Ảnh: Wikimedia)
Heron, một kỹ sư xứ Alexandria, đã chế tạo một động cơ hơi nước áp dụng nguyên lý của cả tuabin và động cơ phản lực. Nếu thư viện Alexandria không bị đốt cháy, chúng ta có thể đã có một cỗ xe chạy bằng hơi nước ở Ai Cập. Ít nhất chúng ta biết rằng Heron từng phát minh ra một chiếc đồng hồ đo dặm đường (ở xe ô tô). Những thành tựu này không phải bị khoa học ngày nay bỏ xa về trình độ chuyên môn, mà chỉ được nó sao chép, hay tái khám phá lại.
Do đó có thể kết luận rằng:
“Nguồn gốc của khoa học hiện đại lùi trở ngược rất xa về quá khứ.”
Nguồn: DKN
- Những thần thông của người Việt được nhìn nhận dưới góc độ khoa học
- Não chỉ là cỗ máy gia công,xử lý thông tin đến từ ý thức
- 10 khả năng phi thường trong thế giới động vật,khả năng thứ 2 giống như siêu năng lực