Thuật giả kim “biến đá thành vàng”: Viễn tưởng hiện đại hay thành tựu cổ đại?

Mục đích cao nhất của các nhà khoa học hiện đại là nắm bắt được kiến thức về hạt cơ bản nhất tạo nên bất kỳ chất nào trong vũ trụ và quá trình hình thành nên chất đó. Với kiến thức này, các nhà khoa học sẽ ngay lập tức có thể đạt được giấc mơ trở thành Đấng Tạo Hóa, có khả năng tạo ra các chất khác nhau và thậm chí biến đá thành vàng.

Trái: Nhà giả kim – Tranh vẽ của Joseph Wright, 1771 (Wikipedia); Phải: Tranh vẽ người xưa luyện Đan (Zhihu).

Trong khi khoa học hiện đại vẫn liên tục thăm dò và khám phá thành phần vật chất, thì những nhận thức và thuật pháp từ thời cổ đại ở phương Đông ghi chép trong lịch sử dường như đã khá cao siêu, vượt quá trình độ của vật lý và hoá học hiện đại.




Chúng ta đã tìm hiểu khái lược về học thuyết của Lão Tử và Khổng Tử  trên khía cạnh tiết lộ về sự tồn tại của các biến thể của vật chất ở các cấp độ khác nhau. Hai triết gia cổ đại này không cần sử dụng bất kỳ thiết bị khoa học hay dụng cụ nào, nhưng đã khám phá ra sự tồn tại của các hạt proton, neutron và electron trong một nguyên tử; cũng phát hiện rằng mọi vật chất, bất kể hình dạng thế nào, đều được cấu thành từ các nguyên tử. Không có các máy gia tốc hạt, những triết gia Trung Quốc cổ đại này thậm chí còn biết về sự tồn tại của các chất vi quan ở các không gian khác nhau.

Thuật giả kim ở phương Đông cổ đại

Thuật giả kim không phải là mơ mộng hão huyền. Các khoa học gia của phương Đông cổ đại đã sở hữu kiến thức về thuật giả kim rồi. Khi nói đến những thành tựu khoa học và phát triển ở Trung Quốc cổ đại, thuật giả kim sẽ được đặt trong chương đầu tiên của cuốn sách lịch sử hóa học. Theo quan niệm của Đạo giáo Trung Quốc cổ đại về việc luyện ‘đan’ (một cụm năng lượng trong cơ thể người tu luyện, được thu thập từ các không gian khác) trong lò, một khi đan được hình thành, nó có khả năng thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng và bạc. Đan cũng có thể chuyển hóa cơ thể vật chất này và các cơ thể ở không gian khác, từ đó đưa người tu luyện đột phá thời gian, không gian cũng như cơ thể con người và tiến nhập vào những tầng thứ tu luyện cao hơn. Vì vậy, ‘luyện đan’ thực chất chính là giả kim thuật.




Rất khó để xác định thời gian mà thuật giả kim được khai sáng ở Trung Quốc nếu chỉ thông qua các tài liệu lịch sử. Theo các ghi chép của Đạo giáo cổ, giả kim thuật lần đầu tiên được ghi nhận từ thời Hoàng Đế và Lão Tử. Tuy nhiên, Hoàng Đế và Lão Tử sống trong các thời kỳ lịch sử khác nhau và cách nhau hàng trăm năm. Cách giải thích hợp lý nhất có lẽ là giả kim thuật được phát triển song song với nền văn hóa Trung Quốc và do đó trở thành một phần của nó.

Hoàng Đế và Lão Tử là những bậc thầy vĩ đại của thuật giả kim, họ chính là đại diện của giả kim thuật ở Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế đã được ban tặng chín viên đan làm quà khi đến thăm Thái Quốc. Sau khi một người nuốt một viên đan, tay của người đó trở nên đỏ như viên đan ấy. Khi người đó rửa tay trên một dòng sông, dòng sông cũng sẽ chuyển sang màu đỏ. Về sau, Hoàng Đế đắc được những bí mật của thuật giả kim và lập lò luyện đan. Hoàng Đế đã cưỡi rồng bay lên trời sau khi tất cả đan đã được luyện thành

Tranh vẽ Hoàng Đế bên lò luyện đan.




Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, chương “Phong Thiền Thư” có ghi chép, bắt đầu từ triều đại Tề Uy Tuyên thời Chiến Quốc, đã có các phương sĩ (người luyện đan dược) khích lệ các chư hầu đi tìm đan để được trường sinh bất lão. Đến thời Tần Thủy Hoàng, phương sĩ Từ Phúc dâng thư bày tỏ muốn ra nước ngoài tìm đan. Đây là những ghi chép chính thống đầu tiên về khởi thủy của đan thuật. Đến triều Hán, đan thuật càng hưng thịnh hơn. Hán Vũ Đế là Lưu Triệt rất đam mê đan thuật. Hoài Nam Vương cùng thời với Hán Vũ Đế cũng đã nuôi một nhóm lớn các Đạo sĩ trong nhà, họ đã viết không ít đan thư (sách về đan thuật), đáng tiếc là đa số đã thất truyền, ngoại trừ 21 cuốn sách của Hoài Nam Tử vẫn còn tồn giữ. Cuối đời Tây Hán, Vương Mãng cướp ngôi, ông cũng là người ủng hộ đan thuật. Thời kỳ cuối triều Hán thời Tam Quốc có cha con Tào Tháo cũng rất thích tiếp xúc với các phương sĩ, những người nổi tiếng nhất trong đó có Tả Từ, Cam Thủy, Vương Hòa Bình v.v.

Tu tâm tính là căn bản, phép thuật chỉ là việc nhỏ

Vào những năm cuối triều Hán (khoảng thế kỷ thứ 2 SCN), Ngụy Bá Dương, người nước Ngô (Thượng Ngu, Triết Giang ngày nay), đã viết một cuốn sách có tên Châu Dịch Tham Đồng Khiết, đây là cuốn sách dạy luyện đan cổ xưa nhất. Bởi vì cuốn sách có cả lý luận lẫn thực nghiệm, đương nhiên đối với hậu nhân nó rất có giá trị tham khảo. Tương truyền Ngụy Bá Dương đã từng dẫn ba đồ đệ vào núi luyện đan, sau khi luyện thành đan, đầu tiên ông cho con chó ăn thử, chó uống xong không lâu sau thì chết. Bá Dương ăn vào cũng chết. Trong đó có một đồ đệ thấy sư phụ chết, cũng nuốt đan, lập tức ngã xuống đất. Hai đệ tử còn lại than thở với nhau: “Luyện đan là cầu trường sinh, mà uống xong lại chết thế này thì có tác dụng gì chứ?” Hai người liền nhanh chóng xuống núi, lúc này sư phụ ngay lập tức đứng dậy, bỏ đan thật vào miệng người đồ đệ và chó đang nằm trên mặt đất, thoáng chốc người và chó tỉnh lại, thế là đắc được Tiên thể bất tử và bắt đầu tu Đạo




Từ câu chuyện này có thể thấy được rằng khoa học Trung Quốc cổ đại yêu cầu đối với tâm tính, đạo đức đệ tử cao hơn nhiều so với yêu cầu thông minh và hiểu biết, điểm này tuyệt nhiên khác hẳn so với khoa học hiện đại. Sự triển hiện của chân lý vũ trụ chính là những hiện tượng tự nhiên ở các tầng thứ khác nhau. Không thể dùng phương pháp tầng thấp để nhận thức được chân lý của vũ trụ. Cho nên “tin trước rồi ngộ sau” là một điểm trọng yếu đặc sắc khác của khoa học Trung Quốc cổ đại.

“Tin trước rồi ngộ sau” nghĩa là người nào muốn biết được chân lý của vũ trụ, đầu tiên là phải hoàn toàn vứt bỏ nhận thức khái niệm ban đầu, chân lý của vũ trụ tự nhiên triển hiện, cơ bản là không cần truy cầu.

Kỳ thực Eistein tin rằng vũ trụ hài hòa có trật tự, do Thần tạo ra, có sinh mệnh cao cấp tồn tại. Nếu như Einstein là đại biểu cho khoa học hiện đại, thì có lẽ chúng ta có thể nói cơ sở của khoa học phải đặt trên “niềm tin”. Từ quan điểm này, khoa học từ xưa đến nay đều có điểm chung, điểm này đáng được các nhà khoa học hiện đại suy nghĩ sâu thêm, khoa học hiện đại rốt cuộc tin cái gì?




Đến triều Tấn, Cát Hồng viết cuốn Bao Phác Tử gồm hai tập: nội và ngoại, bàn luận về công dụng của thuốc, luyện đan và những câu chuyện về thần tiên và tu luyện, thuật lại lý biến hóa của vạn vật. Cát Hồng nói: Tổ phụ Cát Tiên Ông của ông là học trò của Tả Tư, Tả Tư truyền thụ lại cho tổ phụ mấy cuốn đan kinh. Về sau Trịnh Tư Viễn, đồ đệ của Cát Tiên Ông, lại đem đan thuật truyền cho cháu của Tiên Ông là Cát Hồng. Cát Hồng, tự hiệu là Bao Phác Tử, không màng danh lợi, nhà nghèo nhưng hiếu học, đọc nhiều sách. Là đồ đệ của Trịnh Tư Viễn, ông đắc được bí mật của thuật trường sinh, lui về ở ẩn tại La Phù Sơn tỉnh Quảng Đông, tu Đạo thuật, không ngừng viết sách Đạo. Khi qua đời, ông ngồi trong tư thế thiền định, vẻ mặt cùng màu da giống như người còn sống, cơ thể mềm mại, khi đặt thi thể vào quan tài, lại nhẹ bâng như một mảnh lụa, đây chính là điều con người thế gian gọi là “thi giải đắc Tiên” (thi thể được giải phóng và thành Tiên).

Chương “Hoàng Tự Biên” trong Bao Phác Tử nhắc đến: “Biến hóa là lẽ tự nhiên của trời đất, vì sao phải ngại vàng bạc không thành thứ khác chứ”. Ở đây, các nhà đan thuật Trung Quốc cổ đại bảo lưu quan điểm rằng vàng bạc có thể do vật chất khác biến đổi thành, đây chính là điều gọi là chuyển đổi nguyên tố trong vật lý cao năng lượng. Tuy nhiên, ngay cả với máy gia tốc hiện đại to lớn tinh xảo có khả năng chuyển đổi một số hợp chất hóa học đi nữa, người ta vẫn coi việc chuyển hóa những nguyên tố hóa học cơ bản thành vàng, bạc là chuyện thần thoại “nghìn lẻ một đêm”. Đó là hiện tượng vượt xa trình độ công nghệ ngày nay. Cho nên thuật luyện kim bị khoa học hiện đại coi như là chuyện hoang đường, là cổ nhân ngu muội không hiểu gì về khoa học.




Thực ra rất nhiều thực nghiệm khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều sinh vật có loại siêu năng lực tương tự giả kim thuật này, ví như, cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa Canxi, vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi[4]. Cây non nảy mầm trong nước cất, có chứa các nguyên tố Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn so với hàm lượng vốn có trong hạt đó[5], thực nghiệm chỉ ra vốn dĩ sinh vật đã tồn tại năng lực ‘tái cấu trúc nguyên tố’. Từ những hiện tượng này mà xét, các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại rất có thể đã nắm được cái lý biến hóa cao thâm hơn của vũ trụ, thuật biến đá hóa vàng hiển nhiên đã vượt qua nhận thức ở tầng vật chất bề mặt này, họ đã chân chính tìm ra sức mạnh của sinh mệnh.


Nguồn: DKN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *