Nhiều ngôi sao mới hình thành ở nơi khó tin nhất: Hố đen trung tâm Dải Ngân Hà

Ở Trung tâm hệ Ngân Hà luôn xuất hiện những hiện tượng thiên văn thần kỳ. Gần đây các nhà khoa học cho biết, trung tâm dải Ngân Hà là nơi sản sinh ra các ngôi sao một cách rất náo nhiệt, chứ không phải già cỗi như trước đây vẫn nhận định.

sao1

Dải Ngân Hà (Trong hình cho thấy một lượng lớn các ngôi sao mới) (ảnh: NASA/ESA/T.Brown(STScI))

Số lượng ngôi sao trẻ là rất lớn

Theo báo cáo của các chuyên gia trong Hiệp hội Thiên văn Mỹ vào đầu năm 2018, dựa vào hơn 10.000 số liệu quan sát các ngôi sao trong thời gian gần đây, cho thấy trung tâm hệ Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao trẻ, phương hướng vận động và tốc độ không giống nhau, đó không phải là nơi chỉ toàn các ngôi sao già cỗi như trước đây người ta vẫn nghĩ.




Trước đây các nhà khoa học cho rằng trung tâm của dải Ngân Hà có tuổi lớn nhất, đương nhiên các ngôi sao ở đó cũng phải thuộc hàng “lão làng”.

Trung tâm hệ Ngân Hà cách Trái Đất khoảng 26.000 năm ánh sáng. Các nhà khoa học đã hướng kính thiên văn vũ trụ Hubble về đó để tìm những ngôi sao giống Mặt Trời.

Theo tạp chí Newsweek đưa tin, kết quả quan sát và đo đạc lại khác với dự đoán. “Tầm nhìn của Hubble chỉ hẹp như ruột cái bút chì vậy, nhưng cũng đủ để chúng ta phát hiện hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao mà trước đây chưa từng nhìn thấy,” nhà thiên văn học Annalisa Calamida, Viện Khoa học Kính thiên văn cho biết.




sao2

Số lượng các ngôi sao mới gấp đôi số các ngôi sao già. (ảnh: NASA/ESA/T.Brown(STScI)

Trước đây, người ta thấy các ngôi sao sáng ở trung tâm hệ Ngân Hà đều rất sáng, nhưng đó là các ngôi sao già. Trong 9 năm vừa qua, kính thiên văn Hubble tập trung thu thập số liệu về thành phần cấu tạo và khối lượng của các ngôi sao, kết quả cho thấy số lượng những ngôi sao trẻ gấp đôi sao già. Phương hướng vận động của những ngôi sao này cũng khác nhau nhiều, cho trung tâm hệ Ngân Hà là một không gian “hết sức náo nhiệt”.

Các nhà khoa học cho biết, hiện nay lý luận về trung tâm hệ Ngân Hà không cách nào giải thích được những hiện tượng thiên văn quan sát được trong 9 năm vừa qua.




Các nhà khoa học cho rằng, tuổi của hệ Ngân Hà gần bằng tuổi của vũ trụ, hơn 13 tỷ năm, do vậy không rõ vì sao trung tâm hệ Ngân Hà cổ xưa như vậy lại có thể sản sinh ra nhiều ngôi sao mới đến thế.

Các ngôi sao trẻ sinh ra ở nơi khó tin nhất: Hố đen
Tháng 12/2017, các nhà khoa học nước Mỹ công bố báo cáo nghiên cứu cho thấy, xung quanh hố đen siêu cấp Sagittarius A* có khối lượng gấp 4 triệu lần Mặt Trời ở trung tâm hệ Ngân Hà, có xuất hiện rất nhiều ngôi sao mới. Theo lý thuyết thiên văn hiện nay, hố đen chỉ nuốt vật chất, chứ không thể sản sinh ra những ngôi sao mới. Ngoài ra, ở khu vực trung tâm còn phát ra năng lượng có tính phóng xạ rất lớn, từ cả hố đen và các ngôi sao siêu trọng ở xung quanh, theo lý thuyết thì có thể thổi quay các đám mây bụi giúp sản sinh ra ngôi sao mới.

sao3

Hình ảnh trung tâm dải Ngân Hà cho thấy vị trí của 11 ngôi sao trẻ (protostar – tiền sao) trong phạm vi 3 năm ánh sáng quanh hố đen siêu trọng. Các đường kẻ thể hiện hướng của đĩa lưỡng cực hình thành từ các luồng khí vận tốc cao thoát ra từ ngôi sao đang hình thành. Biểu tượng ngôi sao 5 cánh là vị trí của lỗ đen siêu trọng Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân Hà. (ảnh: ALMA, Yusef-Zadeh et al.; B. Saxton)





Tiến sĩ Farhad Yusef-Zadeh, nhà thiên văn học của đại học Northwest(Mỹ) nói: “Đây đúng là điều khiến người ta phải kinh ngạc! Điều này cho thấy rõ, vũ trụ có thể sản sinh ra một lượng lớn các ngôi sao cho dù ở những nơi tưởng chừng không thể trong không gian.”

Những ngôi sao mới này có tuổi chỉ khoảng 6000 năm, là cực kỳ trẻ. Từ trước đến giờ ngôi sao trẻ nhất quan sát được là 6 triệu tuổi.

Ngoài ra, năm 2012, các nhà khoa học phát hiện tại trung tâm hệ Ngân Hà những “sợi tơ” huyền bí, dài ngắn khác nhau, phân tán bay xung quanh trung tâm của hệ Ngân Hà. Tháng 12/2017, đài thiên văn vô tuyến của Mỹ đã công bố hình ảnh quan sát đo đạc rõ ràng hơn, nhưng vẫn không tìm được nguồn gốc.

Video: Hành trình xuyên qua tinh vân Orion dưới ánh sáng khả kiến và tia hồng ngoại:

Nguồn: Tritrucvn/nasa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *