Hơn 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra những bức tượng thực hiện được những hành động như con người thông qua các hệ thống vận hành cơ khí – đây cũng là dạng robot đầu tiên xuất hiện trên thế giới, được gọi là các “automaton”.
Chúng được chế tạo, dựa trên việc ứng dụng các thành phần có khả năng hoạt động và tự di chuyển.
Theo tờ EgyptIndependent, phát hiện này được tìm thấy trong một bức tượng gỗ đã nằm trong Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan suốt nhiều năm trời, nhưng không ai biết về bí mật của nó, cho đến khi các chuyên gia ngành Ai Cập học sử dụng máy chiếu tia X và thấy được hệ thống vận hành cơ khí bên trong, hoạt động nhờ một trục kéo giống như ròng rọc. Trục này nằm ngang, trùng với phần vai của bức tượng người nữ mà bạn thấy trong hình ảnh bên dưới và xoay được nhờ một hệ thống dây chạy dọc theo chân trái, ẩn bên trong bức tượng.
Khi trục xoay, nó sẽ tạo ra chuyển động lặp lại, cho phép bức tượng nâng và hạ cánh tay
Các nhà khoa học tại bảo tàng đã đặt tên cho bức tượng cơ khí đầy sáng tạo này cái tên “Hathor” và họ tin rằng nó đã được chế tạo từ hơn 3.000 năm trước nhằm mô phỏng biểu tượng của người mẹ, âm nhạc và ca hát trong nền văn minh Ai Cập cổ đại là “Hathor”.
Những dạng mô hình cơ khí lâu đời nhất như thế này có niên đại từ thời kỳ Trung Vương quốc Ai Cập, khoảng 4.000 năm về trước. Trong ảnh bên dưới, bạn có thể thấy mô hình 3 người lùn, vận hành nhờ một hệ thống con lăn và dây liên kết với nhau, cho phép chúng chuyển động như đang múa vậy.
Nhiều văn tự của người Ai Cập từ năm 1.100 Trước công nguyên cũng miêu tả khá chi tiết những bức tượng chuyển động được bằng công nghệ cơ khí thưở xa xưa.
Nguồn: VNR
- Tiểu sử Leonardo da Vinci: Người có tầm nhìn vượt thời đại – Thiên tài toàn năng của Nhân loại
- Cựu giám đốc dự án 22 triệu đô la của Lầu Năm Góc khẳng định người ngoài hành tinh đã xâm nhập Trái đất
- Sốc: “Lời nguyền” có thật khiến tất cả người Maya trúng độc