Kim tự tháp Bosnia và Giza: Những sự tương đồng đáng kinh ngạc

Các kim tự tháp Bosnia (châu Âu) là một trong những khám phá gây tranh cãi nhất trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là, chúng dường như có một số đặc điểm tương đồng với Đại kim tự tháp Giza nổi tiếng ở Ai Cập.

Chắc chắn rằng, trên cao nguyên Giza ở Ai Cập là các kim tự tháp nổi tiếng nhất và được biết đến rộng rãi nhất trên Trái Đất. Các công trình cổ đại đáng kinh ngạc này thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trên khắp thế giới mỗi năm.

Kích thước ấn tượng của chúng cho thấy nền văn minh cổ đại đã sở hữu vốn kiến thức và công nghệ cao, cho phép họ đạt được những thành quả to lớn. Còn theo quan điểm của các học giả chủ lưu, các cộng đồng trên Trái Đất khi đó chỉ là thời nguyên thủy.

Tuy Đại Kim tự tháp Giza được biết đến nhiều nhất trên Trái Đất, cũng có các công trình tương tự khác được phát hiện trong những năm gần đây.




Một trong số chúng là Đại kim tự tháp Bosnia, cũng được gọi là Đại kim tự tháp Mặt Trời. Công trình này nằm ở Visoko, tức Bosna và Hercegovina ngày nay.

Kim tự tháp Mặt Trời ở Bosnia. (Ảnh: Wiki)

Kể từ khi quần thể kim tự tháp Bosnia được phát hiện bởi nhà khảo cổ học TS Semir Osmanagic của nước này, giới khảo cổ đã từ chối chấp nhận kết quả tìm được, và cho rằng công trình này là một trò lừa tinh vi. Tuy nhiên, rất nhiều phát hiện tại Visoko và khu vực xung quanh lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác, một câu chuyện dường như cho thấy sự tồn tại của nền văn minh cổ đại tiên tiến từng cư ngụ tại khu vực này trong quá khứ xa xôi.

Điều thú vị là, có rất nhiều điểm tương đồng giữa Đại kim tự tháp Ai Cập và Kim tự tháp Mặt Trời Bosnia. Tuy nhiều người vẫn không tin rằng có tồn tại một quần thể kiến trúc khổng lồ tại Thung lũng Kim tự tháp Bosnia ở Visoko, những dấu hiệu sau đây lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác hẳn.




Kim tự tháp Giza (Ảnh: Wiki)

Các điểm tương đồng của kim tự tháp Bosnia và Giza

Tương tự các kim tự tháp trên cao nguyên Giza ở Ai Cập, các kim tự tháp Bosnia cũng có một vị trí địa lý cực kỳ chính xác; kim tự tháp lớn nhất ở Bosnia có mặt hướng về phía Bắc, với sai số chỉ 0 độ 0 phút 12 giây. Còn Đại kim tự tháp Ai Cập thì sắp thẳng hướng Bắc thật của Trái Đất (hay hướng Bắc địa dư); chỉ sai lệch 3/60 của một độ, biến nó thành công trình được sắp hàng chính xác nhất hiện nay. Vị trí cực Bắc dịch chuyển theo thời gian, nên kim tự tháp đã được sắp chuẩn thẳng hàng vào một thời điểm trong quá khứ.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đã đi đến kết luận rằng trên đỉnh hai kim tự tháp Mặt Trời và Mặt Trăng ở Bosnia có tồn tại sóng siêu âm, sóng hạ âm, tia hồng ngoại và trường điện từ với nguồn gốc chưa được biết rõ.




Đặc điểm tương tự dường như cũng xuất hiện tại Đại Kim tự tháp Giza, mà theo nhiều người, không được chủ định dùng làm lăng mộ, mà để khai thác năng lượng tự nhiên trên Trái Đất. Dự án mang tên ScanPyramids ̣(Chụp quét Kim tự tháp) đang được tiến hành nhằm hé mở bí ẩn đằng sau Đại Kim tự tháp Giza.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, nguồn gốc của “chùm năng lượng” phát ra từ Kim tự tháp Mặt Trời nằm bên dưới kim tự tháp Bosnia, tại độ sâu 2440m. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một tấm kim loại đặt tại một độ sâu lớn và các mức nồng độ i-on âm cao đang sản sinh năng lượng điện trên 10 kW.

Các nhà khoa học Croatia cũng phát hiện thấy một chùm sáng với đường kính 4,5 m vào năm 2010, xuất hiện trên đỉnh Kim tự tháp Mặt Trời. Hiện tượng cũng đã được ghi nhận cách đó nửa vòng Trái Đất, ở bán đảo Yucatán (Châu Mỹ), tại Kim tự tháp “El Castillo”.

Hình mô phỏng điều các nhân chứng đã nhìn thấy tại kim tự tháp Bosnia.




Chùm sáng phát ra từ đỉnh Kim tự tháp “El Castillo” ở bán đảo Yucatan, Mexico. (ảnh: Petapixel)

Nhiều nhà nghiên cứu tin tưởng chắc chắn rằng các kim tự tháp có khả năng khai thác nguồn năng lượng tự nhiên trên Trái Đất. Điều thú vị là, theo nghiên cứu của kiến trúc sư Miguel Perez Sanchez, cấu trúc và kích thước hình học của Đại kim tự tháp Ai Cập ẩn nấp trong nó mối liên hệ với số pi, số e, và chòm sao Sirius.

Theo ông Sanchez, thời xa xưa, một quả cầu điện từ khổng lồ đã được đặt trên đỉnh Đại kim tự tháp Giza. Nó có mục đích gì? Liệu có khả năng, như rất nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, Đại kim tự tháp Giza đã được sử dụng như một loại máy phát điện khổng lồ trên khắp Ai Cập?




Theo ông Sánchez đề xuất, quả cầu mà người Ai Cập cổ đại đặt trên đỉnh kim tự tháp biểu thị cho Con mắt thần Horus và có đường kính 2.718 cubit hoàng gia (meh niswt), tương đương 2,7 m. Đây chính là số e (2,71828 …). Quả cầu đặt trên đỉnh tháp là để tôn thờ Mặt Trời và thần Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, vốn có liên hệ với thần Isis.

Liệu có khả năng Đại kim tự tháp Giza trên thực tế được xây dựng để lợi dụng các nguồn năng lượng ‘vô hình’? Điều thú vị là, tại kim tự tháp Mặt Trời Bosnia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một chùm năng lượng (điện từ về bản chất) phóng thẳng lên trời từ trên đỉnh tháp. Chùm năng lượng này có đường kính 4,5 m, tần số 28 kHz, và cường độ 3,9 V.


Theo các nhà nghiên cứu, chùm ánh sáng này có tính chất liên tục, cường độ của nó gia tăng khi di chuyển lên trên và ra xa kim tự tháp. Hiện tượng này trái ngược với các định luật tự nhiên, vật lý và công nghệ đã được biết đến; và đây có thể là bằng chứng “hữu hình” đầu tiên về công nghệ phi hertz (một loại sóng được đề xuất bởi Nikola Tesla) trên Trái Đất.

Chùm “sóng siêu âm” được phát hiện tại Kim tự tháp Mặt Trời Bosnia phát xuất dưới dạng các khối 9.3333 Hz, có tần số cao nhất lên đến 28,3000 kHz.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa các kim tự tháp Visoko ở Bosnia và các kim tự tháp trên cao nguyên Giza, tuy nhiên những công trình này hiện đang đối mặt với cùng một câu hỏi chưa có lời giải.

Nguồn: trithucvn/AncientCode

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *