Còn Chúa Giê-su thì sao? Ngài cũng sẽ chuyển thế chứ? Trong một giải đọc năm 1932, Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy Chúa Giê-su kiếp này đang ngồi tại một hội nghị hòa bình ở Geneva năm 1919. Lần hội nghị này đã sáng kiến một liên minh quốc tế, chính là tiền thân của Liên Hợp Quốc.
Bí ẩn về thân thế của Chúa Giê-su! Tại sao không có ghi chép nào về cuộc đời của Chúa Giê-su trước năm 30 tuổi trong Kinh Thánh? Những bí mật được tiết lộ trong “Mật mã Da Vinci” có phải là sự thật? (Cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)
Năm 2006, bộ phim “Mật mã Da Vinci” (The Da Vinci Code) với sự tham gia của Tom Hanks, người từng đoạt giải Oscar, đã gây ra một cuộc thảo luận toàn cầu với một chủ đề bùng nổ, và ngay cả phòng vé cũng có những bước tiến vượt bậc, đạt á quân toàn cầu năm đó, vậy đó là vấn đề gì? Quý vị có hứng thú tham gia thảo luận không?
Mật mã Da Vinci
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến tham khám những bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi. Câu chuyện của chúng ta hôm nay bắt đầu từ bộ phim ăn khách năm 2006 “Mật mã Da Vinci” (The Da Vinci Code).
Một tình tiết phi thường táo bạo được dựng lên trong phim, đó là Mary Magdalene, một tín đồ trung thành của Giê-su hồi đó, trong phim là vợ của Giê-su, và họ đã có con cái. Đây cũng là chủ đề gây chú ý nhất của bộ phim này.
Giáo hội Công giáo kịch liệt kháng nghị, nói đây là hành động báng bổ thần tính của Chúa Giê-su, kêu gọi mọi người nhất định tẩy chay. Nhưng đại chúng lại không coi trọng: Người ta chẳng phải nói, câu chuyện này thuần túy là hư cấu sao, làm sao phải ầm lên như vậy? Lại nói, trước khi xuất gia, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã lấy vợ sinh con khi còn là hoàng tử, điều này đã không làm lỡ cơ hội Ngài tu thành Phật. Mẹ của Chúa Giê-su là Maria, cha nuôi là Giu-se, về sau họ lại có thêm mấy người con trai con gái, nhưng Thánh Mẫu vẫn y nhiên là Thánh Mẫu mà. Chúa Giê-su xuất lai truyền đạo khi đã 30 tuổi, nếu chiểu theo phong tục đương thời của người Do Thái, Ngài hẳn đã thành gia thất từ lâu rồi, phải không?
Vậy then chốt của vấn đề nằm ở đâu? Về việc liệu Chúa Giê-su từng có gia thất hay không, trong “Kinh Thánh” không có tuyên bố minh xác. Trên thực tế, cuộc đời của Chúa Giê-su trong 30 năm trước khi Ngài truyền đạo không có ghi chép trong Kinh Thánh, và không thể tìm thấy trong các cuốn sách lịch sử khác. Ngoài dị tượng lúc sinh ra, Chúa Giê-su cũng được ghi lại một sự kiện vào năm 12 tuổi. Lúc đó, Ngài đã biện luận với một nhóm trưởng lão trong Thánh điện Jerusalem, đối đáp trôi chảy, triển hiện trí huệ vượt xa tuổi tác của Ngài, nhưng những năm tháng còn lại thì bặt vô tung tích. Vì vậy, 30 năm đầu đời đầy bí ẩn của Giê-su cũng lưu lại nhiều không gian sáng tác cho những người kể chuyện.
Nhà tiên tri Edgar Cayce giải đọc Chúa Giêsu
Vậy Chúa Giê-su bình sinh như thế nào, và Ngài rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào với Magdalene? Chúng ta hãy cùng tham khảo giải đọc của “nhà tiên tri nước Mỹ” Edgar Cayce. Về Cayce, chúng tôi đã giới thiệu trước đây rằng ông rất giỏi trong việc giải đọc tiền kiếp của người khác trong trạng thái thôi miên, để giúp mọi người giải khai tâm kết, trị khỏi tật bệnh. Sau này, mọi người gọi sự giải đọc của ông là “giải đọc sinh mệnh”.
Trong giải đọc của Cayce, Chúa Giê-su từ năm 13 tuổi bắt đầu du học mưu sinh, Ngài đến Ấn Độ, Ba Tư, Syria và Ai Cập. Khi ở Ấn Độ, Ngài học tập Kahanji và Arcahia, dùng phương thức khiết tịnh tự thân để đề cao thăng hoa lực lượng của thân thể và tinh thần.
Sau này Ngài đến Ba Tư, theo học một lão sư môn có tên là Junner, học tập về “liên hợp của lực lượng”.
Sau đó, vì cha nuôi Joseph qua đời, Ngài vội vã trở về nhà. Sau đó, Ngài đến Ai Cập, nơi Ngài sống qua phần lớn thời gian trước khi truyền đạo. Ngài cư ngụ tại Heliopolis – thành phố của Mặt Trời, nơi có ngôi đền Thần Mặt Trời lớn thứ hai ở Ai Cập. Ở đó, Ngài đã học tập chức trách của một tế tư. John the Baptist, em họ của Ngài, người sau này đã rửa tội cho Ngài, là đồng học của Ngài, mặc dù họ không học cùng bậc học.
Khi sắp học thành, Giê-su tiếp thụ khảo nghiệm nhập môn cuối cùng ở Đại Kim Tự Tháp. Cayce nói rằng Đại Kim Tự Tháp không phải là lăng mộ của pha-ra-ông, mà là một phương cách để linh hồn xuyên việt vật chất. Quan tài bằng đá rỗng trong Đại Kim Tự Tháp tượng trưng cho cái chết không là kết thúc của sinh mệnh. Quá khứ và tương lai của nhân loại đều được kiến tạo trong kết cấu của Kim Tự Tháp, và những người khai mở nhập môn và có được những bí ẩn của nó, sẽ có thể hiểu được nó.
Nhân vật chính trong câu chuyện tái sinh trước đây của chúng ta, Erzsébet Haich, từng sống ở Ai Cập cổ đại, đã giới thiệu qua về khảo nghiệm “nhập môn” này, nói rằng quá trình khảo nghiệm này phi thường hung hiểm dị thường. Những người chịu khảo nghiệm được yêu cầu kinh qua các chủng loại huyễn cảnh khác nhau trong quan tài, chẳng hạn như tham lam, sợ hãi, sắc dục, v.v. Nếu người thi có tâm niệm kiên định, thì có thể phá giải huyễn cảnh, thành công vượt qua khảo nghiệm, trở thành tế tư. Còn nếu bị hãm nhập vào huyễn cảnh và không thể tự mình thoát ra, thì nhục thân sẽ chết, linh hồn sẽ tiến nhập luân hồi, phải kinh qua các kiếp sống khác nhau được thiết định trong huyễn cảnh, đến khi nào mới có thể hồi quy, rất khó nói.
Nhưng Chúa Giê-su hiển nhiên đã vượt qua trường khảo nghiệm. Cayce nói rằng trong khảo nghiệm của mình, Giê-su xác nhận đã biết quá trình bản thân mình bị đóng đinh lên thập tự giá, sau đó là tử vong và phục sinh. Vì vậy, khi ngày đó thực sự đến, Chúa Giê-su nở nụ cười trên môi. Vì trong Đại Kim Tự Tháp Ngài đã từng trực tiếp đối mặt với cái chết, và chiến thắng nỗi sợ hãi trong nội tâm.
Cayce nói rằng những ghi chép về những năm đầu đời của Chúa Giê-su ban đầu được lưu giữ trong thư viện Alexandria ở Ai Cập, nhưng tiếc là chúng đã bị phá hủy vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Có lẽ đây là lý do tại sao các thế hệ sau không thể tìm thấy giai đoạn lịch sử này của Ngài. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, người ta đã phát hiện ra một bản chép tay trong một ngôi đền cổ dưới chân dãy Himalaya, ghi lại trải nghiệm của Chúa Giê-su khi ở Ấn Độ học tập Phật Pháp, lúc bấy giờ Ngài có tên là Isa. Điều đó chính là nói, Chúa Giê-su đã từng đến Ấn Độ. Mặc dù hiện tại thuyết pháp này không được Giáo hội Công giáo công nhận, nhưng nó được phổ biến công nhận ở phương Đông, đặc biệt là ở Ấn Độ.
Điều thú vị là, Cayce nói rằng ông không thấy Chúa Giê-su học được gì từ người Hy Lạp và La Mã. Tựa hồ như mọi điều Chúa Giê-su học được đều đến từ phương Đông. Tuy nhiên, có một điểm khiến người ta không hiểu, cũng chính là nhân quả và luân hồi, dường như không được công nhận trong Cơ đốc giáo ngày nay. Vậy lẽ nào Giê-su năm đó không giảng về đạo luân hồi sao? Thực sự như vậy không? Chúng ta hãy nói về nó sau.
Cayce giải đọc về Mary Magdalene
Lại nói về Mary Magdalene, nữ môn đồ của Chúa Giê-su. Theo thuyết pháp của Giáo hội Công giáo, bà là một kỹ nữ đã tự cải tạo bản thân sau khi được Chúa Giê-su cứu.
Cayce trong giải đọc đã nhìn thấy một số tiền kiếp của Mary Magdalene. Ở kiếp đầu tiên, bà là một vị công chúa của Atlantis, có thể dùng từ lực giúp người khu trục ác linh, tịnh hóa thân thể, có địa vị cao quý, tài năng hơn người. Đáng tiếc là sau đó bà đã biến trở nên ngạo mạn, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Ở kiếp sau, bà tái sinh ở Ai Cập với tư cách là một nhạc công trong thần điện, có thể sử dụng năng lượng cao tầng để cải thiện tư tưởng và thân thể con người. Tuy nhiên, trong kiếp đó, bà cũng bắt đầu mất lòng tin vào người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác.
Lần chuyển thế tiếp theo của bà chính là Mary Magdalene nổi danh. Cayce nhìn thấy năm đó bà phi thường mỹ lệ, tóc đỏ, mắt xanh, mang hai dòng máu Hy Lạp và Do Thái, rồi ông nói, tựa như trong bức tranh của Da Vinci. Khi Cayce nói điều này, đó là vào những năm 1930, khi bức chân dung Magdalene của Leonardo da Vinci được các nhà sưu tập tư nhân trân tàng và chưa bao giờ lộ diện. Vì vậy, một số người nói rằng Cayce nói không chuẩn xác. Mãi cho đến khi bức tranh xuất hiện trước công chúng vào năm 2005, người ta mới coi đó là sự cải chính cho tên tuổi của Cayce, nhưng tiếc rằng Cayce đã qua đời nhiều năm.
Cayce sau đó giải thích rằng, tương tự như những gì Giáo hội đã nói, Magdalene hồi đó là một kỹ nữ, ra vào xã hội thượng lưu của Rome, sống một cuộc sống phóng túng, không giống như mỹ nhân trong phim. Năm đó sau khi được Chúa Giê-su cứu, bà đã xua đuổi 7 con quỷ tham lam, thù hận, phóng túng, tự tư v.v. trở thành một tín đồ trung thành của Chúa Giê-su. Khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá, các môn đồ khác chạy tứ tán, còn bà luôn túc trực ở bên, giúp mai táng di thể Chúa Giêsu. Và bà là người đầu tiên nhìn thấy Chúa Giê-su phục sinh. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số người cũng cho rằng, Magdalene có thể là người nhà của Chúa Giê-su.
Khi ai đó đã hỏi Cayce liệu Magdalene có phải là tình nhân của Giê-su không, Cayce trả lời minh xác là không. Vì vậy, điện ảnh là điện ảnh, có hư cấu, có phóng đại, mọi người cứ coi như đọc truyện là được.
Ở kiếp này, người phụ nữ này đã gia nhập đội của Cayce, và triển hiện thiên phú về phương diện trị khỏi tật bệnh của mình. Thông qua giải đọc của Cayce, bà cũng biết bản thân không tin tưởng người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác, những vấn đề này không phải là thiên tính của bà, mà là những khuyết điểm đến từ tiền kiếp, nên bà sẽ nỗ lực cải chính. Và đây cũng là mục đích ban đầu của Cayce khi giải đọc tiền kiếp cho người khác. Ông hy vọng qua giải đọc của mình, mọi người có thể hiểu được nguyên lai căn bệnh của mình, từ đó có thể chữa trị tận gốc.
Hiệu quả trị liệu giải đọc của Cayce rất tốt, và ngày càng có nhiều người đến đây để yêu cầu giải đọc tiền kiếp. Và Cayce cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện, rằng có rất nhiều người là đại gia đình cùng chuyển sinh. Ví dụ, nhiều người cùng thời đại với Magdalene cũng chuyển sinh vào đương đại. Trong số ba nhà thông thái đến chúc mừng Chúa Giê-su khi Ngài ra đời, một vị làm biên tập tạp chí khoa học ở kiếp này, vị kia là giáo sư toán. Andrew, một trong 12 môn đồ của Chúa Giê-su, đã trở thành người đi đầu trong lĩnh vực siêu tâm linh ở kiếp này, từ những năm 1950 đến 1970, ông thường xuyên đi diễn giảng khắp cả nước. Một môn đồ khác, Cleopas, là một cậu bé 15 tuổi khi đến gặp Cayce trong kiếp này, băn khoăn không biết nên vào trường đại học nào.
Còn Chúa Giê-su thì sao? Ngài cũng sẽ chuyển thế chứ? Trong một giải đọc năm 1932, Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy Chúa Giê-su kiếp này đang ngồi tại một hội nghị hòa bình ở Geneva năm 1919. Lần hội nghị này đã sáng kiến một liên minh quốc tế, chính là tiền thân của Liên Hợp Quốc. Theo một giải độc khác, Cayce nói rằng khi Chúa Giê-su lần đầu tiên hạ thế làm người, là chuyển sinh tại Atlantis, tên là Amyrius.
Liên quan đến Luân Hồi
Chà, sau khi kể câu chuyện về Chúa Giê-su và Magdalene, chúng ta hãy quay lại và xem xét nhận thức về luân hồi trong tín ngưỡng phương Tây. Origen, người được coi là một trong những nhà thần học Cơ đốc giáo có ảnh hưởng nhất, và thậm chí được một số đoàn thể Cơ đốc giáo coi là giáo phụ, tin rằng nhân của kiếp trước sẽ có quả tại kiếp hiện tại, và linh hồn được đầu thai chuyển sinh trong luân hồi. Vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công nguyên thời ông sống, thuyết pháp này đã từng được tiếp thụ phổ biến.
Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, Justinian I, hoàng đế của Đế chế Đông La Mã, coi tuyên bố của Origen là dị giáo, và bỏ tù Giáo hoàng Vigilius, người đương thời ủng hộ thuyết pháp này, kể từ đó phủ định luân hồi, lý do là “thuyết luân hồi sẽ làm suy yếu tính trọng yếu của sự cứu chuộc của Chúa Kitô”. Tương ứng, nội dung trong Kinh Thánh cũng bị sàng lọc. Thời gian trôi qua, mọi người đều quên mất luân hồi là gì.
Mãi cho đến những năm 1940, sau khi phát hiện ra “Sách cổ Biển Chết”, một bản thảo Kinh thánh Cơ đốc giáo thời kỳ đầu và Kinh Thánh Nag Hammadi, luân hồi mới trở lại trong tầm nhìn của mọi người. Trong những cuốn Thánh thư nguyên thủy này có đề cập đến việc người Do Thái chờ đợi vị đại tế tư Melchizedek chuyển thế trở lại trong “Sáng Thế Ký”, đồng thời cũng có những đối thoại về luân hồi giữa Chúa Giê-su và các sứ đồ. Có một lần Chúa Giê-su nói với sứ đồ John: “Cậu thật có phước, vì cậu đã ngộ được điều đó. Linh hồn nên tùy theo linh hồn trong sinh mệnh đó, nó nhờ thế mà đắc được cứu chuộc, từ đó không còn phải tiến nhập vào một nhục thân khác.” (“Sách Bí truyền của John” trong “Sách cổ Nagamadi”)
Nói một cách tương đối, trong kinh điển thần bí học Do Thái giáo có tên “Sách Quang Huy” (Sefer ha Zohar) đã mô tả phi thường rõ ràng:
“Linh hồn đều phải luân hồi, nhưng con người không biết pháp tắc do Thần Thánh nhất vị thiết lập ra.
Họ không biết họ sẽ phải tiếp thụ phán quyết trước và sau khi ly thế,
Họ không biết bản thân còn phải trải qua rất nhiều lần chuyển thế và rất nhiều điều.”
Người sáng khởi thần bí học Do Thái cận đại, Isaac Luria, sống ở thế kỷ 16 và có địa vị tương đương với đại tế tư, cũng thường nói về luân hồi, sau này đệ tử của ông đã lấy học thuyết luân hồi của ông chỉnh lý thành một cuốn sách, có tựa đề là Shaar ha Gilgulim – “Cánh cổng Luân hồi”. Cuốn sách nói rằng, linh hồn tồn tại trước nhục thể. Nếu linh hồn làm điều gì sai, nó sẽ phải gửi mình vào nhục thân để tu chính bản thân. Thần sẽ cấp cho người ba lần cơ hội, tức là ba lần chuyển thế. Một linh hồn được tu chính hoàn toàn trong ba kiếp này sẽ có thể thoát khỏi luân hồi. Nếu không tu chính chút nào, thì không có cơ hội được làm người lần nữa. Ai chưa hoàn toàn tu chính, hoặc phạm lỗi lầm mới, sẽ cho thêm ba cơ hội để tiếp tục tu chính trong luân hồi. Tất nhiên, cũng có một số người đến đầu thai để giúp đỡ người khác, và những người này khác với đại chúng phổ thông.
Nghe đến đây, nó chẳng phải giống với thuyết pháp về “Tam Sinh Thạch” của chúng ta sao? Vị giáo sĩ Do Thái này, lẽ nào ông ấy cũng từng đến Ấn Độ để học kinh?
Câu chuyện hôm nay của chúng ta kết thúc tại đây. Vậy quý vị có tin vào luân hồi không? Có ai nhớ được tiền kiếp của mình không? Chào mừng quý vị đến để lại lời nhắn và chia sẻ với chúng tôi.
Nguồn: DKN
- “Con mắt thứ ba” có cấu trúc giống như con mắt bình thường của chúng ta, nghiên cứu
- Nhà khoa học tiết lộ nội tình “Khu vực 51”: 18 người ngoài hành tinh hợp tác với Mỹ
- Chi tiết rùng mình về 4 con đường hầm ma quái nhất hành tinh