Người được phỏng vấn trong bài là một chuyên gia đã nghiên cứu hàng trăm trường hợp luân hồi, nhà tâm lý học Jim Tucker đến từ đại học Virginia ở Mỹ.
NPR: Lần đầu tiên ông bắt đầu hứng thú với đề tài này-ý tưởng luân hồi đủ chín để trở thành đề tài khám phá có tính khoa học là khi nào?
Nhà tâm lý Jim Tucker: Tôi quan tâm đến nó vào cuối thập niên 90. Nhưng thật ra thì công việc việc này đã được thực hiện ở đại học Virginia từ 50 năm trước. Qua hàng chục năm, giờ đây (năm 2014) chúng tôi đã nghiên cứu trên 2.500 trường hợp trẻ em báo cáo ký ức về kiếp trước. Và những gì chúng tôi cố gắng làm là xác định những gì bọn trẻ đã nói một cách chính xác, điều gì đã xảy ra xem có trùng khớp với cuộc đời của ai đó đã sống và mất trước đó hay không. Khi tôi tham gia, tôi bắt đầu tập trung vào các trường hợp ở Mỹ. Và tôi đã giải thích một số trường hợp trong một cuốn sách đã xuất bản. Và thật sự là một số trường hợp luân hồi ở Mỹ khá thuyết phục.
(Ảnh: Alan AI Voice lab)
NPR: Chúng ta hãy nói về một số trong đó. Ông đã đề cập đến cuốn sách gần đây của ông có tựa Return to life (Trở lại cuộc đời). Ông đã kể lại theo trình tự thời gian câu chuyện của nhiều đứa trẻ, trong đó có một trẻ được cả nước Mỹ chú ý. Đó là câu chuyện về James Leininger – bé trai nhớ được mình từng là phi công chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông có thể lướt qua trường hợp này cho chúng tôi được không?
Tuker: James Leininger (sinh năm 1998) là con trai của một cặp vợ chồng Thiên Chúa giáo ở Louisianna. Khi còn nhỏ, cậu thích máy bay đồ chơi. Nhưng khi gần tới ngày sinh nhật thứ hai của mình, James bắt đầu gặp ác mộng 4 tới 5 lần mỗi tuần về một chiếc máy bay rơi. Sau đó, James nói về vụ rơi máy bay này suốt ngày, nói rằng mình đã từng là một phi công, mình đã cất cánh từ một chiếc tàu. Khi được ba hỏi tên con tàu, James nói là Natoma. James nói mình đã bị người Nhật bắn hạ, chết ở Iwo Jima, có một người bạn tên Jack Larsen trên tàu. Hóa ra là có một chiếc máy bay chuyên chở được đặt tên USS Natoma Bay đậu ở Thái Bình Dương trong Thế chiến 2. Nó thật sự có liên quan tới Iwo Jima. Một phi công đã mất ở đó – một người đàn ông trẻ tên James Huston. Máy bay của James Huston bị rơi đúng như cách mà James Leininger đã miêu tả: động cơ bị bắn, phát nổ trong lửa, rơi xuống nước và nhanh chóng chìm dần. Khi sự việc xảy ra, phi công của chiếc máy bay kế bên tên là Jack Larsen.
NPR: James bao nhiêu tuổi khi cậu khẳng định những điều này?
Tucker: Chỉ mới lên hai.
NPR: Thật đáng kinh ngạc.
Tucker: Như hầu hết những trường hợp khác, ký ức sẽ nhạt dần theo thời gian khi cậu bé lên 5, 6 hay 7 tuổi, là chuyện bình thường. Nhưng chắc chắn là ký ức đã có lúc đó, khá mạnh mẽ trong một khoảng thời gian.
NPR: Làm cách nào mà ông biết rằng những đứa trẻ này đã không phóng đại những việc mà chúng được nghe từ ba mẹ hoặc tự vẽ ra những câu chuyện bằng trí tưởng tượng khi nói về những giấc mơ mà chúng có thể có?
Tucker: Chắc chắn là về phần tưởng tượng thì, nếu chúng ta chưa bao giờ có thể xác thực những gì đứa trẻ nói có trùng khớp với ai đó đã chết hay không, chúng ta có thể chỉ xem đó là những lời ảo tưởng. Nhưng với những trường hợp như James, kiếp sống trước đó là James Huston quá mơ hồ. Ý tôi là, anh ta là một phi công bị sát hại trước đó 50 năm, và anh ta đến từ Pennsylvania, còn James ở Louisiana, dường như tuyệt đối không thể xảy ra chuyện cậu bé đã thu thập thông tin này qua các loại phương tiện bình thường khi là một đứa trẻ 2 tuổi. Thực tế là, ba của cậu bé đã mất nhiều năm – chính xác là 3 hoặc 4 năm mới có thể theo dõi tất cả và thấy rằng, đúng là tất cả những gì James nói đều ăn khớp với trường hợp phi công chết trận.
Cậu bé James Leininger (phải) tự nhận kiếp trước mình là phi công James Huston (trái)
NPR: Hãy phân tích khoa học giúp tôi, bởi vì sẽ có nhiều người khi nghe điều này nghĩ rằng nó không thể xảy ra.
Tucker: Tôi nghĩ rằng rất khó để chỉ đơn thuần sắp xếp những trường hợp này lên một bản đồ hiểu biết về thực tế mang tính duy vật. Ý tôi là, nếu vật chất là quan trọng, nếu thế giới vật chất là tất cả thì tôi không biết làm cách nào mà bạn có thể chấp nhận và tin tưởng những trường hợp này. Nhưng theo tôi, có những lý do hay ho để tin rằng, ý thức có thể được xem là một thực thể riêng biệt với thực tế vật chất. Trong thực tế, một số nhà khoa học hàng đầu trong quá khứ như cha đẻ thuyết lượng tử Max Planck đã nói rằng, ông xem ý thức là nền tảng để vật chất phát sinh từ đó. Do đó, trong trường hợp này, ý thức không nhất thiết phải phụ thuộc vào một bộ não vật chất để tồn tại, và có thể tiếp tục sống sau khi bộ não vật chất và cơ thể đã chết. Trong những trường hợp này, có vẻ như – chí ít là, thoạt nhìn thì một ý thức sẽ gắn vào một bộ não mới và thể hiện nó như ký ức về kiếp trước.
NPR: Đây có thể là một câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ hỏi. Liệu điều đó có nghĩa là, ý thức cần trú ngụ trong một cơ thể?
Tucker: Dĩ nhiên là chúng tôi không biết rõ. Nhưng trong trường hợp James Leininger, tôi muốn nói đến khoảng cách 50 năm giữa hai kiếp sống. Giờ đây, ai nói anh ta đã không cư trú vào một cơ thể khác trong thời gian chờ đợi? Nhưng phỏng đoán của tôi là không. Có thể một cơ thể vật chất để chúng ta thể hiện mình trong thế giới này là cần thiết bây giờ, nhưng cũng có thể bộ não của chúng ta là ống dẫn nước cho ý thức, và sự thật là ý thức đã được tạo ra ở nơi nào đó khác nữa.
NPR: Như vậy, ông đang cố gắng tiết lộ hay chứng minh cái gì? Theo ông, điều gì tạo nên sự phát triển khoa học quan trọng trong lĩnh vực này?
Tucker: Tôi không biết là tất nhiên tôi phải cố gắng chứng minh một điều gì đó, nhưng tôi đang cố gắng tự mình tìm hiểu những điều dường như sẽ diễn ra ở đây. Và tôi nghĩ các trường hợp này đóng góp nhiều bằng chứng cho thấy là, ý thức, ít nhất là trong một số trường hợp, có thể tồn tại sau cái chết của cơ thể, là đời sống sau khi chết không hẳn chỉ là một ảo tưởng hay một cái gì đó được xem xét dựa trên đức tin, nhưng chúng ta cũng có thể tiếp cận vấn đề theo hướng phân tích và đánh giá quan điểm này dựa trên những giá trị của nó.
NPR: Rõ ràng là ông hứng thú với đề tài này lâu nay, và đó là những gì tạo động lực cho công việc của ông. Nhưng tôi thắc mắc, sau nhiều năm xem xét vô số trường hợp, hiểu biết của ông về thế giới bên kia và những gì xảy ra sau khi chết đã gia tăng như thế nào? Rốt cuộc thì với ông, điều đó có thay đổi gì hay không?
Tucker: Chắc chắn là tôi đã bị thuyết phục rằng có nhiều thứ hơn là thực tế vật chất thuần túy. Tôi nghĩ rằng, có thể là nếu chúng ta sống sót thì không chỉ có một trải nghiệm mà ai trong chúng ta cũng có, và thế giới bên kia có thể cũng đa dạng như cuộc sống trong thế giới này.
Tiến sĩ Jim B. Tucker hiện là giáo sư khoa Khoa học hành vi thần kinh và tâm thần học, giám đốc bộ phận nghiên cứu nhận thức (Division of Perceptual Studies-DOPS) của trường đại học Virginia ở Mỹ.
DOPS tập hợp các nhà nghiên cứu các hiện tượng cận tử, hồn ma, cảnh tượng trước khi chết và các chủ đề khác liên quan về ý thức con người. Tại DOPS, công việc của tiến sĩ Jim là tiếp tục công trình của người tiền nhiệm Ian Stevenson, nghiên cứu những đứa trẻ được ghi nhận có ký ức về kiếp sống trước đó. Tiến sĩ Jim là tác giả của nhiều sách đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới: Return to Life: Extraordinary Cases of Children who Remember Past Lives (Trở lại cuộc đời: Những trường hợp lạ thường của các trẻ nhớ được kiếp trước), Life before life (Đời sống trước kiếp này), Before: Children’s Memories of Previous Lives (Kiếp trước: Ký ức về tiền kiếp của những đứa trẻ) là phiên bản tổng hợp 2 cuốn trên.
Câu chuyện khó tin của James Leininger đã được ghi lại trong cuốn sách Soul Survivor: The Reincarnation of a World War II Fighter Pilot (Linh hồn sống sót: Sự đầu thai của một phi công tiêm kích Thế chiến II) xuất bản năm 2009. Tác giả cuốn này chính là ba mẹ của James Leininger-Bruce Leininger và Andrea Leininger cùng nhà văn chuyên nghiệp Ken Gross.
Nguồn: KH
- Lệch thời không: Phát hiện linh kiện điện tử kích thước micromet từ 100.000 năm trước
- Chuyến du ngoạn trong địa ngục của nữ họa sĩ Hàn Quốc
- Bí ẩn cơ thể người: “Công năng thấu thị” khoa học hay mê tín?