Nhắc đến Ấn Độ, mọi người nhất định sẽ nhớ đến sông Hằng. Thực ra, ở Ấn Độ có một cái giếng bậc thang nhân tạo có thể sánh ngang với lăng mộ Taj Mahal – di sản thế giới UNESCO.
Đó chính là giếng bậc thang Chand Baori, dịch nghĩa là giếng Mặt Trăng, có niên đại hơn 1.200 năm tuổi.
Tòa kiến trúc tráng lệ này có 3500 bậc thang và sâu 30 mét dưới lòng đất. Bạn có biết chức năng của nó là gì không? (Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Giếng Mặt Trăng nằm trong ngôi làng Abhaneri tại miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ). Thiết kế tinh tế và sự hùng vĩ của nó cho đến ngày nay vẫn được nhiều người khen ngợi.
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Mùa khô ở Ấn Độ rất dài, thời tiết cực kỳ nóng, nên người dân luôn chịu cảnh hạn hán rất khổ sở.
Vào thế kỷ thứ 10, nhà vua Ấn Độ đã hạ lệnh xây dựng giếng bậc thang nhằm thu gom lượng nước vào mùa mưa, đây chính là nguồn gốc của giếng Mặt Trăng này.
(Nguồn: Video Ảnh chụp màn hình)
Chand Baori không chỉ là một giếng nước, mà còn là một tòa kiến trúc với hình dạng Kim Tự Tháp đảo ngược. Thông qua quy mô của quần thể kiến trúc này chúng ta có thể thấy được kỹ thuật cao siêu của những nghệ nhân điêu khắc đá ngày xưa.
Chand Baori sâu 13 tầng (khoảng 30 mét), được bao quanh bởi 3.500 bậc thang, các bậc thang đối xứng nhau và đi sâu vào lòng đất, thoạt nhìn khiến người ta liên tưởng đến một mê cung sâu không thấy đáy.
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Phần đáy của giếng bậc thang trực tiếp thông với một hồ sâu chứa nước, bậc thang được xây bằng nhiều loại đá núi lửa có lỗ, do đó nước có thể chảy ra xung quanh, người dân dù ở đâu cũng có thể lấy được nước sinh hoạt.
Mặc dù nước giếng ở đây không được sạch, bởi cát bụi, rác đều rơi xuống giếng, nhưng tất cả điều này đều không phải là vấn đề quan trọng. Bởi vì khi phải đối diện với hạn hán khắc nghiệt, có nước uống mới là điều quan trọng nhất.
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Chand Baori là giếng nước sâu nhất, lớn nhất trên thế giới, hơn một ngàn năm trở lại đây, giếng cổ này đã nuôi sống hơn 300.000 người. Nó được xưng là “Tiền thân của hệ thống thoát nước đô thị bền vững hoặc có cường độ thấp”. Ở Ấn Độ, Chand Baori thậm chí có thể sánh ngang với Taj Mahal.
Một giếng nước được xây một cách hùng vĩ và tuyệt vời như vậy không khỏi khiến cho người ta ngưỡng mộ và bái phục kỹ thuật cao siêu của thợ điêu khắc đá Ấn Độ thời xưa.
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Nếu như bạn có cơ hội đến Ấn Độ, ngoại trừ sông Hằng và Taj Mahal, bạn nên đến tham quan di tích giếng cổ Chand Baori.
Ảnh khác về giếng Mặt Trăng:
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình trên Video)
Nguồn: DKN
- Tại sao ướp xác lại quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại
- Vụ án khủng khiếp “thảm sát chốn hậu cung”: 3.000 cung nữ bị giết sau cái chết bí ẩn của vị sủng phi
- Hy-Brasil: Hòn đảo “ma” chưa từng được nhìn thấy lại kể từ năm 1878