Những lục địa chìm dưới Đại dương

Nhờ công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu các mảng kiến tạo của Trái đất, năm 2019 các nhà khoa học đã phát hiện ra một lục địa cổ bị ẩn giấu bên dưới Nam Âu trong khoảng 140 triệu năm qua.

Vùng đất này rộng tương đương đảo Greenland. Nhiều lục địa và các thành phố khác cũng đã được tìm thấy dưới đáy các đại dương. Trước khi bị chìm xuống đại dương, cuộc sống của các loại sinh vật trên những lục địa này đã từng tồn tại thế nào?

Kim tự tháp Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản. (Ảnh: ntdin.tv)

Phát hiện lục địa thứ 8 ẩn sâu 1.500 km dưới châu Âu

Những lục địa ngày nay trên Trái Đất có nguồn gốc từ siêu lục địa Pangea. Pangea tách ra thành hai phần nhỏ hơn là Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam. Mảng kiến tạo Laurasia ở phía bắc sau trở thành châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ; mảng Gondwana trôi về phía nam tạo thành châu Phi, châu Nam cực, Nam Mỹ và châu Úc.

Theo CNN, một nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) đã tìm thấy lục địa bị “thất lạc” khi nghiên cứu về địa chất khu vực Địa Trung Hải và cách thức hoạt động địa chất tiến triển theo thời gian. Lục địa thứ tám này của Trái đất, chưa từng được khám phá trước đây, lớn tương đương Greenland, và đã được đặt tên là Greater Adria vì nó tọa lạc tại một khu vực địa chất có tên Adria.

Mô tả về lục địa Greater Adria cách đây 140 triệu năm. Các khu vực màu xanh đậm đại diện cho đất nổi, trong khi các khu vực màu xanh nhạt bị chìm nước. (Ảnh: Douwe van Hinsbergen).

“Các phần sâu nhất của lục địa bị lãng quên này hiện nằm ở độ sâu 1.500km bên dưới Hy Lạp”, ông Douwe van Hinsbergen, giáo sư về kiến tạo và bản đồ toàn cầu và là đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Gondwana, cho biết.

Hinsbergen và nhóm của ông đã dành cả một thập kỷ để thu thập và phân tích các loại đá từng là thành phần của lục địa cổ đại. Các vành đai núi nơi những tảng đá thuộc lục địa Greater Adria được tìm thấy trải rộng trên khoảng 30 quốc gia khác nhau. Để tái tạo sự tiến hóa của các dãy núi, nhóm của Van Hinsbergen đã sử dụng phần mềm cho phép quan sát các mảng kiến tạo theo thời gian. “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một lượng lớn những hiểu biết sâu, cũng như về núi lửa và động đất”, ông nói.

Phần duy nhất của lục địa này không bị chôn vùi dưới đáy biển chính là một phần Italia ngày nay, kéo dài từ Turin đến đảo Sicilia ở phía nam.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Greater Adria bắt đầu hình thành nên một lục địa độc lập từ khoảng 240 triệu năm trước.

“Qua việc lập bản đồ đã hiện ra một bức tranh về Greater Adria và một số khối lục địa nhỏ hơn, hiện là một phần của Romania, Bắc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Armenia”, Giáo sư Van Hinsbergen nói.

Hinsbergen nói nghiên cứu giúp tái tạo lịch sử địa lý của thế giới, giúp xác định và khai thác khoáng sản có giá trị.

“Kim loại, gốm sứ, vật liệu xây dựng, tất cả mọi thứ đều xuất phát từ tảng đá dưới lòng đất’’, Hinsbergen nói, ám chỉ lục địa Greater Adria có thể ẩn chứa nhiều khoáng sản giá trị và các bí ẩn về cuộc sống của các sinh vật trước khi bị chìm xuống đáy đại dương.

Yonaguni: Kim tự tháp dưới nước ở ngoài khơi Nhật Bản

Kim tự tháp Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản. (Ảnh: Wikipedia/commons)

Vào năm 1987, nhà điều hành tour lặn biển Kihachiro Aratake phát hiện ra một cấu trúc đá khổng lồ ở Nhật Bản, ngoài khơi đảo Yonaguni, phía nam Okinawa. Đây là một kim tự tháp bí ẩn đang được các nhà nghiên cứu khám phá. Kim tự tháp bậc thang này dường như đã được tạo ra bằng công nghệ tiên tiến nhưng thuộc về thời tiền sử.

Tiến sĩ Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển từ Đại học Ryukyus, đã lặn ở đó hơn 18 năm để đo đạc và lập bản đồ các đặc điểm của Đài tưởng niệm Yonaguni, như đã được gọi. Cấu trúc này bao gồm các tòa nhà khổng lồ, các lâu đài, tượng đài và một sân vận động, tất cả được kết nối bởi một hệ thống phức tạp dường như là cả đường bộ và đường thủy.

Nó rất có thể bị nhấn chìm trong một trận động đất lớn và thảm họa giống như sóng thần hoặc sự dịch chuyển của các tầng địa chất kiến tạo. Nhật Bản nằm trong khu vực có sự bất ổn về kiến tạo lớn, Vành đai lửa Thái Bình Dương. Trận động đất nghiêm trọng là rất phổ biến trong khu vực này.

Tiến sĩ Kimura đã trình bày nghiên cứu của mình và một mô hình do máy tính tạo ra về khu di tích này tại một hội nghị khoa học ở Nhật Bản vào năm 2007.

Tàn tích khổng lồ bao phủ một khu vực trải rộng hơn 48.400 feet vuông (khoảng 4.500 mét vuông). ‘’Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp phức tạp, nguyên khối, có bậc thang, nằm dưới độ sâu 25 mét [82 feet]’’, tiến sĩ Kimura nói với National Geographic News trong một cuộc phỏng vấn năm 2007.

Trong những năm qua, ông đã tạo ra một bức tranh chi tiết về địa điểm cổ xưa này và đã tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa các cấu trúc dưới nước và các cấu trúc khảo cổ trên đất liền.

Ví dụ, một hình cắt bán nguyệt trong một nền tảng đá trông rất giống với cổng vào lâu đài Nakagusuku tại Okinawa của triều đại Ryukyu từ thế kỷ 13.

Hai tảng đá khổng lồ dưới nước, cao 6 mét, thẳng đứng được đặt cạnh nhau, cũng có những điểm tương đồng với các tảng cự thạch song sinh ở các khu vực khác của Nhật Bản, như Mt. Nabeyama ở tỉnh Gifu.

Nhiều cấu trúc đã được phát hiện khi các nhà nghiên cứu và thợ lặn tiếp tục khám phá. Họ đã phát hiện một hình khối có hình dạng của một bức tượng ngồi, tương tự như tượng Nhân sư vĩ đại Giza ở Ai Cập.

‘’Một ví dụ tôi đã mô tả như một nhân sư dưới nước giống như một vị vua người Okinawa hay người Trung Quốc cổ đại’’, ông Kimura nói với National Geographic.

Cấu trúc chạm khắc bí ẩn này hiện được gọi là ‘’tượng nữ thần’’, được phát hiện ở độ sâu khoảng 50 feet (15m). Nhìn kỹ, có thể nhận ra một chiếc mũ sắt đã mòn và cánh tay dài giống như của Nhân sư Ai Cập.

Cũng được phát hiện là một tảng đá tròn lớn giống như khuôn mặt của con người.

Trong một truyền thống tương tự như nhân vật ‘Moai’ của Quần đảo Phục Sinh ngoài khơi Chile, cái đầu khổng lồ này đang nghỉ ngơi ở đáy đại dương, có lẽ nhìn ra một bầu trời xa xăm. Một số người tin rằng chiếc đầu khổng lồ này có thể là của một người khổng lồ Atlas huyền thoại đã tôn vinh thành phố đã mất này.

Một số thợ lặn và nhà nghiên cứu đã ghi nhận các hình chạm khắc giống như chữ viết trên bề mặt đá xung quanh di tích, và một số người đã tuyên bố nhìn thấy động vật được khắc trên đá.

Những phiến đá được thu hồi từ vùng lân cận, một viên đá gọi là ‘’Okinawa Rosetta’’, được khắc với các biểu tượng tương tự như chữ tượng hình Ai Cập. Thông điệp chưa được giải mã, nhưng có thể là câu chuyện về thành phố đã mất khi biểu tượng kim tự tháp liên tục được khắc.

Kim tự tháp dưới nước và các di tích khác được phát hiện tại Yonaguni có thể đưa ra bằng chứng về một nền văn minh hiện đại từng tồn tại trong kỷ băng hà cuối cùng.

Atlantis: Lục địa biến mất

Bản đồ Atlantis của Athanasius Kircher vẽ năm 1669, Atlantis nằm ở giữa Đại Tây Dương. (Ảnh: Wikimedia Common)

Atlantis có lẽ là một trong những vùng đất/hòn đảo huyền thoại nổi tiếng nhất và chúng ta cảm ơn Plato, nhà triết học Hy Lạp cổ đại hơn 2.300 năm trước, vì điều đó.

Trong tác phẩm của Plato, Timaeus và Critias, ông mô tả một lực lượng hải quân mạnh mẽ đã bao vây thành phố cổ Athens, đất nước lý tưởng của Plato.

Mặc dù Plato chỉ đề cập đến Atlantis như một câu chuyện tiêu biểu của hệ thống văn học không tưởng, câu chuyện này đã lan truyền khắp các nền văn học, đặc biệt là trong các nhà văn thời kỳ Phục hưng. Plato chỉ đưa ra một vài manh mối về Atlantis: ông nói rằng nó đã tồn tại hơn 9.000 năm trước thời đại của ông, và ông mô tả vị trí của hòn đảo một cách mơ hồ là ‘’vượt ra ngoài Trụ cột của Hercules’’. Điều này đã khiến nhiều người mất khá nhiều công sức để tìm kiếm mảnh đất huyền thoại này.

Có hai ý kiến chia rẽ về sự tồn tại của Atlantis: một số người cho rằng nó là hư cấu và chỉ được sử dụng như một câu chuyện ngụ ngôn, trong khi những người khác tin rằng đó là một nơi thực sự, ở đâu đó trên địa cầu này.

Kể từ những năm 1960, với lý thuyết trôi dạt lục địa trở nên phổ biến, nhiều học giả đã bị thuyết phục rằng một lục địa bị mất trong quá khứ địa chất gần đây là không thể. Cách tiếp cận này có lợi cho những người nghĩ rằng Plato bị hiểu sai. Ý tưởng thực sự của ông là chúng ta nên sử dụng câu chuyện để kiểm tra sự hiểu biết của chúng ta về chính phủ và quyền lực.

Mặt khác, những người tin rằng đó là một địa điểm thực sự đã từng tồn tại và đưa ra nhiều giả thuyết về vị trí chính xác của Atlantis. Từ thế kỷ 16, đã có nhiều đề xuất và giả thuyết về địa điểm nơi hòn đảo tọa lạc: trong hoặc gần biển Địa Trung Hải; ở Đại Tây Dương; ở châu Âu; Nam Cực; ở biển Caribbean; Andes; Ấn Độ, v.v. Nơi bí ẩn này đã được di chuyển trên toàn thế giới.


Những tàn tích dưới đáy đại dương ở các nơi trên thế giới đã thách thức lịch sử chính thống cũng như thuyết tiến hóa, nhưng ít nhà khoa học nào đủ dũng cảm để đào sâu nghiên cứu và phổ biến chúng.

Dù sao cũng đã từng tồn tại cuộc sống bình thường như tại các lục địa khác trước khi các lục địa cổ đại bị chìm xuống dưới đáy các đại dương. Chỉ có điều các hệ sinh vật, thực vật của các lục địa đó chắc sẽ rất khác với hệ sinh vật và thực vật trên các lục địa hiện nay. Điều này sẽ tiếp tục cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Nguồn: NTDVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *