Ảnh xe rùa bằng gỗ ở Việt Nam thời thuộc địa 100 năm trước

Xe rùa được đóng bằng gỗ với hình dáng rất đặc trưng của hai tay cầm cong cong như sừng trâu, là loại phương tiện “đặc sản” ở miền Bắc Việt Nam thời thuộc địa.

Một người đàn ông vận chuyển lương thực thực phẩm bằng xe rùa, loại phương tiện thô sơ phổ biến ở miền Bắc Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh chụp khoảng năm 1880.

Vận chuyển lợn bằng xe rùa ở Việt Nam xưa. Loại xe này còn được gọi là xe bù-ệt, dựa theo cách gọi của người Pháp là la brouette.

Những chiếc xe rùa ở khu chợ họp ngoài thành Hà Nội. Xe rùa thời xưa được đóng bằng gỗ với hình dáng rất đặc trưng của hai tay cầm cong cong như sừng trâu.


Vận chuyển gỗ bằng xe rùa trên đường phố Hà Nội, 1896. Xe cố kết cấu rất chắc, có thể chở hàng tạ hàng hóa.

Xe rùa tại một khu chợ nhỏ ở Hà Nội.

Vận chuyển gạo bằng xe rùa trên đường cái.

Hình ảnh xe rùa chở lợn ở Hà Nội được in trên một bưu thiếp của Pháp xưa.

Xe rùa tại một xưởng cưa xẻ gỗ.

Xe rùa ở Nam Định năm 1928.

Một chiếc xe rùa chất đầy rương, hòm ở Hà Nội năm 1896.

Chở lợn ra chợ bán bằng xe rùa.

Chở gạo bằng xe rùa.

Nguồn: BTH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *