Vũ trụ lớn đến đâu – Trái Đất bé nhường nào? (Phần 2)

Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi nhỏ bé trong Hệ Ngân Hà đang vận chuyển, còn trong toàn Vũ Trụ có chứa tới 2 nghìn tỷ Hệ Ngân Hà thì nó được tính là gì?

Khoảng cách vô tận

Tàu thăm dò Vũ Trụ Voyager 1 di chuyển với tốc độ 17 km/s. Với tốc độ này, 30.000 năm nữa nó cũng không thể vượt ra khỏi hệ Mặt Trời của chúng ta.

Tàu thăm dò Vũ Trụ Voyager 1 đang di chuyển với tốc độ 17 km/s. (Ảnh: Youtube)




Ra ngoài Hệ Mặt Trời phải dùng đơn vị đo lường là “năm ánh sáng”, đó là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển được trong cả một năm, hay một năm ánh sáng chính bằng 9,461 nghìn tỷ km.

Cận Tinh (Alpha Centauri) là vì sao gần hệ Mặt Trời nhất, nó cách hệ Mặt Trời một khoảng là 4,24 năm ánh sáng.

Cận Tinh là hành tinh gần Hệ Mặt Trời nhất, khoảng cách là 4,24 năm ánh sáng. (Ảnh: Youtube)

Điều này có nghĩa là, nếu Voyager 1 di chuyển đúng hướng với tốc độ như hiện nay, nó cần 70.000 năm nữa mới đến được Cận Tinh.

Còn nếu chúng ta lái xe liên tục với tốc độ 100km/h (giống như ví dụ lái xe từ Trái Đất đến Mặt Trăng), sẽ mất thời gian bằng 6 lần tuổi thọ của cả Vũ Trụ mới đến được Cận Tinh, nhưng khi đến được đó, có thể nó không còn tồn tại nữa.




Nếu như lái xe từ Trái Đất đến Cận Tinh, thì phải mất thời gian gấp 6 lần tuổi thọ Vũ Trụ, và khi đến nơi thì Cận Tinh chưa chắc còn tồn tại. (Ảnh: Youtube)
Vũ Trụ vô biên

Thu nhỏ hơn nữa chúng ta có thể thấy được toàn bộ Hệ Ngân Hà, trong đó, Trái Đất của chúng ta cùng với những vì sao, những tinh cầu mà chúng ta quan sát được, chỉ là một điểm vô cùng nhỏ bé.

Trái Đất chỉ là một điểm vô cùng nhỏ bé trong Hệ Ngân Hà. (Ảnh: Youtube)

Khoảng cách giữa hai đầu của  Hệ Ngân Hà là 100.000 năm ánh sáng. Có khoảng trên 100 tỷ vì sao cùng với trên 100 tỷ hành tinh bên trong Hệ Ngân Hà, nhưng chúng ta không thể nào nhìn được toàn bộ sự hoành tráng của Hệ Ngân Hà, bời 99% các vì sao mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng cặp mắt thịt của mình, cũng chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ bé.

Hệ Ngân Hà này của chúng ta vẫn không là gì trong vũ toàn Vũ Trụ. Thu nhỏ hơn nữa chúng ta sẽ thấy được các Hệ Ngân Hà khác, 54 Hệ Ngân Hà lân cận với chúng ta tạo thành một cụm Hệ Ngân Hà, khoảng cách giữa hai đầu là 10 triệu năm ánh sáng.




Một cụm gồm 54 Hệ Ngân Hà, khoảng cách giữa hai đầu là 10 triệu năm ánh sáng. (Ảnh: Youtube)

Tiếp tục thu nhỏ hơn nữa, chúng ta có thể thấy cụm thiên hà có tên Siêu cụm Virgo, trong đó cụm gồm 54 Hệ Ngân Hà của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong cộng đồng có ít nhất 100 cụm Hệ Ngân Hà khác giống như vậy, khoảng cách giữa hai đầu của nó là khoảng 110 triệu năm ánh sáng.

Siêu cụm Virgo có chứ 54 cụm Hệ Ngân Hà, khoảng cách giữa hai đầu là 110 triệu năm ánh sáng. (Ảnh: Youtube)




Nhưng siêu cụm Virgo vẫn không là gì cả bên trong một siêu cụm khác có tên Laniakea, nó bao gồm Hệ Ngân Hà của chúng ta cùng với 100.000 Hệ Ngân Hà khác, khoảng cách giữa hai đầu lúc này là 520 triệu năm ánh sáng.


Siêu cụm Laniakea, chứa 100.000 Hệ Ngân Hà, khoảng cách hai đầu là 520 triệu năm ánh sáng. (Ảnh: Youtube)

Thu nhỏ hơn nữa, tới mức tối đa mà khoa học có thể có thể quan sát được thì Laniakea vẫn chỉ là một phần rất rất nhỏ trong phạm vi “Vũ Trụ mà chúng ta quan sát được”, trong đó chứa ít nhất 2 nghìn tỷ Hệ Ngân Hà. Số lượng các vì sao trong đó nhiều hơn cả số hạt cát trên toàn Trái Đất của chúng ta. Khoảng cách giữa hai đầu là 93 tỷ năm ánh sáng.

Vũ Trụ mà hiện nay chúng ta quan sát được, nó chứa 2.000 tỷ Hệ Ngân Hà. (Ảnh: Youtube)

Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *