Chuyện nghề Hacker

Người ta thường nghĩ hacker là những kẻ luôn sống trong bóng tối và trục lợi nhờ các lỗ hổng tin học. Tuy nhiên, khái niệm này đã dần thay đổi khi các thế hệ hacker mũ trắng ra đời.
Thay vì bị truy đuổi, giờ đây các hackers được trao những cơ hội việc làm hấp dẫn.

h1

Mới chỉ 19 tuổi, chàng trai người Argentina Santia- go Lopez đã kiếm được 1 triệu USD. Thu nhập của cậu cao gấp 40 lần mức lương trung bình của Argentina. Cậu là một hacker mũ trắng.

 




Nghề thời thượng

Trong một thời gian dài, doanh nghiệp và truyền thông xem giới hacker là một cộng đồng “nguy hiểm”, và hầu hết các công ty sẽ không nghĩ đến việc thuê một hacker về làm việc. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Google và sau đó là Facebook bắt đầu tung ra những chương trình săn tiền thưởng đầu tiên, nơi hacker tìm ra lỗi của hệ thống và nhận tiền.

Kể từ đây, giới hacker mũ trắng – những người tìm lỗi, đối lập với hacker mũ đen là những người phá hệ thống trái phép để trục lợi – được chú ý. Các công ty lớn trên thế giới bắt đầu mang lại cơ hội việc làm cho các hacker.

Sân chơi có giá trị nhất thế giới dành cho giới hacker mũ trắng nằm ở tầng 12 của một tòa nhà ngân hàng cũ ở San Francisco, nơi có trụ sở của một công ty tên là HackerOne. HackerOne là một nền tảng săn tiền thưởng cung cấp cho hacker danh sách các công ty treo thưởng để tìm lỗi, cũng như mang đến cho doanh nghiệp một cộng đồng hacker mũ trắng tài năng có thể tăng cường hệ thống bảo mật của họ.




Nền kinh tế mới

Cuộc cách mạng hacker mũ trắng đã vượt ra khỏi khuôn khổ của các nền tảng săn tiền thưởng. Giờ đây, một nền kinh tế mới đã được hình thành như một hệ quả tất yếu. Các doanh nghiệp toàn thế giới đã bắt đầu các chương trình đào tạo và hợp tác với giới hacker. Có thể kể đến một vài cái tên như Hack Club với các chương trình sau giờ học hay cuộc thi Major League Hacking dành cho sinh viên.

Sự bùng nổ của giới hacker cũng góp phần định hình lại thị trường việc làm. Các cổng tuyển dụng dành riêng cho hacker như HackerRank đã đưa các hacker trẻ tuổi vào các công ty công nghệ.

h2

Những tài năng trẻ như Cable đang rất được săn đón. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi của Lầu năm góc do HackerOne tài trợ, Jack Cable đã được tuyển dụng để thực tập tại Tổ Phòng thủ kỹ thuật số của tổ chức này. Chính những bạn trẻ này đã “tạo sức ép” để các nhân viên IT chuyên nghiệp quay lại trường lớp để trau dồi thêm kiến thức.




Việt Nam không đứng ngoài cuộc


Năm 2017, Apple tung ra chiếc iPhone X cùng với công nghệ nhận dạng khuôn mặt FaceID. Họ tuyên bố công nghệ này rất bảo mật, chỉ có thể mở bằng mặt thật, không mở được bằng mặt nạ. Rất nhanh chóng, nhóm kỹ sư của BKAV đã chế tạo ra được chiếc mặt nạ “lừa” được FaceID, mở khóa được iPhone.

Tuy còn nhiều tranh cãi về tính thuyết phục của chiếc “mặt nạ”, nhưng sự kiện cũng mang tên tuổi của một công ty bảo mật Việt Nam lên trên hầu hết các mặt báo công nghệ lớn nhất thế giới ngày ấy.

Không chỉ có vậy, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có tên trong danh sách top hacker mũ trắng toàn cầu do các hãng tên tuổi như Microsoft đánh giá. Hacker Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi.

Dĩ nhiên, hacker mũ trắng và hacker mũ đen phá hoại vẫn sẽ luôn tồn tại song song với nhau. Việc chúng ta cùng làm và cùng hy vọng là định hướng các thế hệ tiếp theo để họ chọn chiếc mũ đúng cho mình.
Nguồn: Enternews

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *