Các thiên hà xếp theo hình mạng nhện cho thấy trật tự vĩ đại của vũ trụ

Khi các nhà thiên văn học nhìn ngắm vũ trụ trên một quy mô lớn – khi họ lùi lại một bước để quan sát sự sắp xếp của các thiên hà trên một quy mô trải dài hàng tỷ năm ánh sáng – họ thấy rằng các thiên hà được sắp đặt trong một cấu trúc hình mạng nhện.

Các thiên hà tụ họp lại với nhau xung quanh các khoảng chân không khổng lồ.

Theo các quan sát mới đây từ Kính Viễn vọng Cự đại (VLT) ở Chile của Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO), trục quay của các lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm của các thiên hà là sắp thẳng hàng với nhau, dọc theo hàng tỷ năm ánh sáng. Chúng định hướng vị trí của bản thân dọc theo các sợi tơ của thiên thể này.




Các thiên hà được sắp đặt trong một cấu trúc hình mạng nhện.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Damien Hutsemékers thuộc trường Đại học Liège ở Bỉ đã nghiên cứu 19 chuẩn tinh được phân cực đáng kể. Theo trang web của ESO giải thích, chuẩn tinh là các thiên hà với lỗ đen siêu khối lượng hoạt động mạnh ở trung tâm. Chúng phát sáng rất mạnh, và các nhà nghiên cứu đã quan sát sự phân cực của ánh sáng xung quanh các chuẩn tinh.

thienha

Ảnh mô phỏng các thiên hà sắp xếp theo hình mạng nhện, nằm rải rác khắp vũ trụ (Ảnh: ESO/M. Kornmesser)




Nghiên cứu của nhóm, đăng tải ngày 19/11/2014 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics (Thiên văn học & Vật lý Thiên văn), tuyên bố: “Chúng tôi phát hiện ra rằng các véc-tơ phân cực của chuẩn tinh hoặc song song hoặc vuông góc với hướng của toàn bộ cấu trúc quy mô lớn của chúng [mạng nhện]. Các thử nghiệm thống kê cho thấy xác suất để ảnh hưởng loại này có thể được quy cho các véc-tơ phân cực định hướng ngẫu nhiên là vào khoảng 1%”.

Tóm lại, khó có khả năng sự sắp xếp này là ngẫu nhiên, từ đó củng cố cho ý tưởng về một trật tự vĩ đại của cấu trúc vũ trụ.
Theo một thông cáo báo chí của ESO, Hutsemékers nói : “Điều kỳ quặc đầu tiên chúng ta nhận thấy là, một số trục quay của các chuẩn tinh này được sắp xếp thẳng hàng với nhau, mặc dù chúng cách nhau cả tỷ năm ánh sáng”.




Nhóm nghiên cứu phát hiện được rằng không chỉ các trục quay thẳng hàng với nhau, chúng cũng sắp xếp thẳng hàng với cấu trúc hình mạng của vũ trụ trong một phạm vi lớn hơn.


“Những sự sắp hàng trong dữ liệu mới, trong phạm vi thậm chí còn lớn hơn so với các dự đoán hiện tại từ mô hình giả lập, gợi ý rằng có một nhân tố bị thiếu sót trong các mô hình của chúng ta về thiên thể”, Dominique Sluse thuộc trường Đại học Argelander-Institut für Astronomie ở Bonn, Đức và trường Đại học Liège nhận định, theo thông cáo của ESO. Mặc dù theo các quan sát, một nhân tố vẫn còn thiếu sót ở đây, nhưng chúng cũng giúp khẳng định một số điều dự đoán của các mô hình số học về sự tiến hóa vũ trụ.

Thông cáo của ESO miêu tả sự sắp hàng như vậy là khá “kỳ quái”. Vì chúng ta đang đề cập đến các quan sát dọc theo hàng tỷ năm ánh sáng, nên điều các nhà thiên văn học đã quan sát được thực ra là từ rất nhiều năm về trước, khi vũ trụ chỉ khoảng 1/3 tuổi thọ hiện nay.

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *