Mặt Trăng: 7 bí ẩn và 1 giả thuyết khó tin

Mặt Trăng là vật thể nổi bật nhất trên bầu trời của chúng ta vào ban đêm, gợi lên cả những giấc mơ kỳ diệu và thần thoại từ xa xưa. Vậy rốt cuộc Mặt Trăng đã được tạo ra như thế nào?

Hơn một thế kỷ qua, có 4 giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của Mặt Trăng.

1.Một giả thuyết cho rằng Mặt Trăng là một bộ phận của Trái Đất, sau đó đã tách ra.
2.Một giả thuyết khác: Mặt Trăng được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất, nổi lên từ các đám tinh vân nguyên thủy giống như Trái Đất.
3.Còn theo giả thuyết thứ ba, khi đi lang thang trong vũ trụ, Mặt Trăng bị hấp dẫn và bị giữ lại trong vòng quỹ đạo của Trái Đất.

Giả thuyết vụ va chạm lớn cho rằng, một thiên thể đã va chạm với Trái Đất, bắn tung lên các vật chất và bụi khí. Những vật chất này hợp nhất lại tạo thành Mặt Trăng. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa thể giải thích được nhiều điều bí ẩn về Mặt Trăng (Ảnh: Marvel, Wikipedia)




4.Giả thuyết thứ tư cho rằng Mặt Trăng là vệ tinh được một nền văn minh cổ đại chế tạo ra. Điều này có lẽ gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Tuy nhiên, nó có thể giải thích những đặc điểm bất thường đang hiện diện ở Mặt Trăng, bởi vì một vệ tinh do những sinh vật có trí tuệ chế tạo sẽ không giống các thiên thể hình thành ngẫu nhiên hàng tỉ năm về trước. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã chấp nhận giả thuyết này có giá trị không kém những giả thuyết khác.

Giả thuyết này được đề xuất lần đầu vào những năm 1960 bởi hai nhà khoa học Nga là Mijail Vasin và Alexander Sherbakov; sau đó, nó được xác nhận bởi các điều tra viên và đồng nghiệp có quan tâm. Họ đã đưa ra 7 đặc điểm kỳ lạ nhất của Mặt Trăng như sau.

Bí ẩn số 1: Một vệ tinh quá lớn
Trong Hệ Mặt Trời, nhiều hành tinh cũng có các ‘mặt trăng’. Những hành tinh nhỏ hơn (như Sao Thủy và Sao Kim) không có mặt trăng bởi chúng có lực hút yếu. Trái Đất có kích thước tương đương nhưng lại mang theo Mặt Trăng bằng 1/4 kích thước của nó.




Số liệu đo đạc cho thấy, đường kính Trái Đất là 12.742 km, còn đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng khoảng 27% đường kính Trái Đất. Còn vệ tinh của các hành tinh khác đều chưa từng vượt quá 5% so với hành tinh mẹ.

moonb

Các hành tinh theo kích cỡ, từ trái qua phải: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa. Trong đó, Sao Kim có kích cỡ tương đương với Trái Đất (diện tích bề mặt bằng 0,902 Trái Đất và thể tích bằng 0,866 Trái Đất), nhưng Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên giống như Trái Đất của chúng ta (Ảnh: Scooter20, Wikipedia)

Hãy so sánh với các đại hành tinh như Sao Mộc hay Sao Thổ, vốn có một số vệ tinh tương đối nhỏ (mặt trăng của Sao Mộc xấp xỉ 1/80 kích thước của hành tinh này). Dường như, Mặt Trăng của chúng ta là sự hiện diện hiếm hoi trong vũ trụ.




Bí ẩn số 2: Vị trí hy hữu của Mặt Trăng
Đường kính Mặt Trăng: 2.159 dặm (3.474 km)

Đường kính Mặt Trời: 864.575 dặm (1.391.400 km)

Khoảng cách Mặt Trăng – Trái Đất: 225.700 dặm (360.000 km)

Khoảng cách trung bình Mặt Trời – Trái Đất (đôi lúc gần hơn, đôi lúc xa hơn): 92.000.000 dặm (149.600.000 km)

Ảnh “Mặt Trời, Mặt trăng, và Trái Đất” (Shutterstock)




Các thông số của Mặt trăng, Mặt Trời và Trái Đất có điểm trùng hợp kỳ lạ.

Đường kính của Mặt Trời bằng 395 lần đường kính của Mặt Trăng, và Mặt Trăng gần Trái Đất hơn 395 lần so với Mặt Trời.

Tỷ lệ này sẽ tạo ra một hiệu ứng thú vị, nếu chúng ta đứng trên Trái Đất nhìn lên trời, sẽ thấy Mặt Trăng và Mặt Trời có kích thước tương đương nhau. Sự trùng hợp kỳ lạ này thể hiện rõ nhất trong lúc nhật thực toàn phần, khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời.

Đây là hiện tượng mà giới thiên văn nhìn nhận là vô cùng bất bình thường; ít nhất sẽ khó có thể tìm được một hiện tượng tương tự đối với các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời khác.




Bí ẩn số 3: Quỹ đạo tròn khác biệt
Trung tâm lực hấp dẫn của Mặt Trăng cách Trái Đất gần hơn gần 1829 m so với trung tâm hình học của nó. Với sự chênh lệch đáng kể như vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao Mặt Trăng vẫn duy trì đường quỹ đạo theo hình tròn gần như hoàn hảo mà không bị chệch ra ngoài.

Có phải Mặt Trăng là con tàu vũ trụ rỗng bên trong, được đưa vào quỹ đạo Trái Đất của chúng ta từ thời tiền sử xa xôi?” —Don Wilson viết trong quyển “Our Mysterious Spaceship Moon” (Tạm dịch: Tàu vũ trụ Mặt Trăng bí ẩn của chúng ta)

Bí ẩn số 4: Các hố va chạm bất thường
Nhưng hố thiên thạch trên Mặt Trăng rất kỳ lạ, chúng “rất nông”, hố sâu nhất như Gagarin Crater cũng chỉ sâu khoảng 4 dặm, nhưng đường kính của nó lại lên đến 186 dặm. Các nhà khoa học ước tính rằng với đường kính 186 dặm, độ sâu của nó nên phải gấp ít nhất vài trăm dặm.




Các nhà khoa học không thể lý giải được hiện tượng này, chỉ có thể giả định rằng, có tồn tại một kết cấu vật chất rất cứng 4 dặm sâu bên dưới bề mặt Mặt Trăng mà thiên thạch không thể xuyên qua. Liệu kết cấu vật chất cứng này có phải là một lớp vỏ kim loại không?

Miệng hố Webb (Ảnh: NASA)

moon5

Hố va chạm Copernicus trên bề mặt Mặt Trăng. Theo tính toán khoa học, một thiên thạch có đường kính vài dặm với vận tốc 30.000 dặm/giây sẽ tạo ra hố sâu gấp 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên Trái Đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt Mặt Trăng lại nông một cách khác thường (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)




Hai nhà khoa học Vasin và Sherbakov cho rằng lớp vỏ Mặt Trăng có lẽ được tạo bằng một khung titanium. Thực tế, điều này đã được xác minh: vỏ Mặt Trăng có chứa một lượng titanium cao. Theo ước tính của nhóm các nhà nghiên cứu Xô Viết, lớp titanium này có độ dày gần 32km.

Hố thiên thạch trên Mặt Trăng chứa rất nhiều dung nham, và trong những dung nham này có bao hàm những nguyên tố kim loại hiếm thấy trên Trái Đất, như titan, crôm, yttrium… Muốn làm nóng chảy những nguyên tố kim loại này sẽ phải cần đến mức nhiệt độ từ 2-3 nghìn độ C trở lên, nhưng trên thực tế Mặt Trăng là một “tinh cầu lạnh lẽo hoang vắng”, ít nhất 3 tỷ năm qua không có núi lửa hoạt động. Vậy tại sao trên Mặt Trăng lại có nhiều nguyên tố kim loại nóng chảy ở mức nhiệt độ cao đến thế?

Bí ẩn số 5: Mặt Trăng làm ổn định trục Trái Đất
Dù có được tạo ra để phục vụ một số chức năng hay không, thì Mặt Trăng vẫn có một tác dụng tích cực lên Trái Đất.




Theo NASA: “Mặt Trăng giúp ổn định sự rung lắc của Trái Đất, tạo nên các mùa ổn định hơn”.

Theo trang web của NASA, tiến sĩ Eric Christian và chuyên gia giáo dục từ xa của NASA Beth Barbier đã giải thích: “[Mặt Trăng tạo thêm] lực kéo cho sự xoay chuyển của Trái Đất bằng các thủy triều, cả thủy triều đại dương và thủy triều nội. Sức kéo phụ thêm này có tác dụng ổn định quá trình quay. Nó còn dần dần làm chậm sự xoay chuyển của Trái Đất, từ đó dần dần kéo dài thời gian ban ngày trên Trái Đất”.

So với các vệ tinh của các hành tinh khác, tính năng này của Mặt Trăng có thể nói là độc nhất vô nhị.




Bí ẩn số 6: Hai mặt của Mặt Trăng
Mặt Trăng sẽ luôn hướng một mặt duy nhất về Trái Đất khi đang quay. Đây là điều rất khó hiểu từ góc độ thiên văn học, vì quỹ đạo quay đồng bộ này cần có sự tính toán vô cùng chuẩn xác.

moon6

Hình ảnh quen thuộc của Mặt Trăng mà chúng ta luôn thấy khi nhìn từ Trái Đất… (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University)

moon7

… so sánh với bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng nếu quan sát từ Trái Đất (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University)




Tại sao Mặt Trăng chỉ quay một mặt hướng về phía Trái Đất? Mặt Trăng có 2 chuyển động tương đối: chuyển động tự quay và chuyển động quay quanh Trái Đất. Thời gian nó tự quay vừa bằng thời gian nó quay quanh Trái Đất là 27,3 ngày. Cho nên khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được 1 góc thì nó cũng tự quay quanh mình được 1 góc như thế. Nếu Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được 1 vòng thì nó cũng vừa tự quay xong 360 độ. Vì vậy nó chỉ có 1 mặt hướng về Trái Đất còn 1 mặt luôn quay lưng với Trái Đất.

Trên bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng (phía tối của Mặt Trăng), chúng ta đã phát hiện nhiều hố va chạm, núi đồi, và các địa hình mấp mô. Nhưng bề mặt đối diện với Trái Đất lại khá bằng phẳng. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa giải đáp được lý do cho sự khác biệt này. Về lý mà xét, nếu Mặt Trăng là vật thể tự nhiên trong vũ trụ, trong thời gian tồn tại lâu dài như thế, cơ hội bị thiên thạch rơi vào ở các mặt là như nhau, vậy tại sao lại có sự khác biệt to lớn giữa hai mặt như vậy?




Hai học giả Hy Lạp cổ đại – Parmenides và Empedocles, vốn được trích dẫn một cách riêng biệt, từ xa xưa đã biết rằng “Mặt Trăng soi sáng bầu trời đêm nhờ ánh sáng thu mượn”. Nói theo giả thuyết Mặt Trăng là nhân tạo, nếu là để soi sáng, hẳn nó sẽ cần một bề mặt nhẵn để có thể phản xạ tốt ánh sáng Mặt Trời.

moon8a

Hình ảnh của Mặt Trăng do kính thiên văn chụp (a), truyền thuyết về Thỏ ngọc trên Mặt Trăng (b), bản đồ Mặt Trăng của người Maya (c). (Ảnh: reddit)




Bí ẩn số 7: Mật độ thấp
Vào năm 1969, NASA đã tạo ra một va chạm trên bề mặt Mặt Trăng để các phi hành gia của phi thuyền Apollo 12 có thể đo đạc sóng địa chấn phát ra. Mặt Trăng “rung lên” đến hơn 55 phút. Chấn động từ nhỏ rồi lớn dần lên, và duy trì ở cường độ lớn nhất trong khoảng 8 phút, sau đó biên độ sóng yếu dần rồi mất hẳn. Quá trình này diễn ra khoảng 1 tiếng, nhưng “dư âm ngân nga” kéo dài mãi.

Trái: sóng âm truyền trong một kết cấu rỗng. Phải: sóng truyền trong khối đặc (Ảnh: Internet)

Người phụ trách nghiên cứu địa trấn là Maurice đã nhận định như sau: “Địa chấn giống như khi ta gõ vào cái chuông nhà thờ. Sóng từ tâm địa chấn truyền ra xung quanh bề mặt ngoài Mặt Trăng, thay vì hướng vào bên trong, tương tự như hiện tượng diễn ra với một khối cầu kim loại rỗng.”




Trong cuốn sách năm 1982 “Moongate: Suppressed Findings of the U.S. Space Program” (tạm dịch: ‘Nguyệt môn: Những phát hiện được giữ kín của Chương trình Không gian Hoa Kỳ’), nhà nghiên cứu và kỹ sư hạt nhân William L. Brian II đã viết rằng, bằng chứng từ thí nghiệm địa chấn Apollo cho thấy “Mặt Trăng là rỗng và tương đối cứng.”

Tốc độ truyền dao động bên trong Mặt Trăng là tương đương với tốc độ truyền dao động của kim loại, từ đó các nhà khoa học phòng đoán rằng phần trong của nó có một lớp vỏ kim loại, trên lớp vỏ này được che phủ bởi một tầng đá lỏng lẻo có độ dày từ 10 – 20 dặm Anh.

Giả thuyết này liệu có khả năng xảy ra?
Lần đầu tiên tình cờ thấy giả thuyết gây sốc [của các nhà khoa học] Xô Viết, tiết lộ về bản chất thật sự của Mặt Trăng, tôi đã choáng váng. Lúc đầu, tôi cho rằng điều đó thật khó tin và một cách tự nhiên tôi bác bỏ nó. Sau đó, khi thông tin khoa học từ các cuộc thám hiểm Apollo của chúng tôi mang lại ngày càng nhiều dữ kiện hỗ trợ cho giả thuyết Xô Viết, tôi thấy mình buộc phải chấp nhận nó”, trích lời mở đầu của Don Wilson trong cuốn sách khám phá về giả thuyết vệ tinh nhân tạo của ông với tựa đề “Our Mysterious Spaceship Moon” (tạm dịch: Tàu vũ trụ Mặt Trăng bí ẩn của chúng ta).




Liệu vào một thời kỳ nào đó trong lịch sử hàng tỷ năm của Trái Đất, có một nền văn minh thực sự đủ tiên tiến để tạo ra công trình với kích thước khổng lồ như vậy? Chúng ta khó mà biết được, bởi tàn tích của một nền văn minh sẽ chẳng còn sót lại bao nhiêu chỉ sau 10.000 năm. Nhưng chúng ta đã biết rằng, các nền văn minh cổ đại có trình độ tiên tiến vượt qua chúng ta ngày nay, các kim tự tháp có thể đóng vai trò là những cơ sở năng lượng khổng lồ, chúng được xây dựng với số lượng lớn và thậm chí được quy hoạch trên phạm vi toàn cầu.


Nếu thực sự Mặt Trăng là nhân tạo, có phải nó được tạo ra đơn giản chỉ để chiếu sáng bầu trời đêm, hay còn có những ý đồ thiết kế nào khác? Từ trường của nó có ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái Đất, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, và một số người tin rằng trăng tròn còn có thể ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người.

Mặt Trăng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống trên Trái Đất, thật khó để tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có nó. Nhưng có lẽ, nhân loại một thời kì xa xưa đã từng biết đến một kỷ nguyên không có vầng trăng.

Nguồn : Trithucvn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *