Vũ trụ của chúng ta tràn đầy những bí ẩn mà khoa học vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng.
1. Hố đen
Hố đen – thực thể “đen nhất” vũ trụ – là một thực thể ẩn chứa rất nhiều những điều thú vị. Có thể ví rằng hố đen giống như một hố cát lún tầm cỡ vũ trụ vậy. Chúng được hình thành khi một ngôi sao bị phá huỷ, nổ tung vào trong với một trọng lực cực lớn (có thể hút cả ánh sáng xung quanh vào trong).
Với lý do đó, chúng ta gần như không thể quan sát được một hố đen bằng mắt thường. Những hố đen cũng “vô hình” trước những kính thiên văn phát ra sóng điện từ, tia X và ánh sáng thường.
Chúng ta vẫn còn đó những câu hỏi xoay quanh hố đen. Như, hố đen thực sự là gì? Hay hố đen hoạt động như thế nào? Tất cả những gì chúng ta biết về nó, đều chỉ đơn thuần giới hạn ở vùng bên ngoài mà thôi. Chỉ biết rằng, đã bước vào trong thì sẽ không thể trở ra được.
2. “Khoảng không khổng lồ” (The Giant Void)
Trái ngược với hố đen về mặt bản chất, ta có “khoảng không khổng lồ” (The Giant Void). Nơi đây là một khoảng trống, trống đến kì lạ, với cả vật chất và vật chất “tối”. Ánh sáng cũng có thể xuyên qua được, và theo như ước tính của các nhà khoa học, nơi đây có “năng lượng tối”.
Theo thống kê, The Giant Void là “khoảng không” lớn thứ hai (1,3 tỉ năm ánh sáng) trong vũ trụ.
3. Vật chất tối
Vật chất tối – Dark Matter – vẫn còn là một bí ẩn gây đau đầu cho toàn nhân loại. Có đến xấp xỉ 27% vũ trụ được cấu tạo từ loại vật chất này. Bí ẩn là vậy, nhưng chúng ta đang dùng “vật chất tối” để giải thích cho các hiện tượng khác xảy ra trong vũ trụ.
Có vài điều chúng ta có thể chắc chắn về nó. Thứ nhất, nó thực sự tối, nghĩa là nó không thể là thành phần cấu tạo nên các hành tinh. Thứ hai, nó không phải là “phản vật chất”. Và cuối cùng, nó không được cấu tạo ở dạng thông thường.
Nhưng, để mà nghiên cứu sâu hơn về mặt bản chất của “vật chất tối”, các nhà khoa học sẽ phải tốn rất nhiều thời gian.
4. Năng lượng tối
Bên cạnh 27% vật chất tối, ta còn có 68% trong toàn vũ trụ được tạo lập nên nhờ Năng lượng tối – Dark Energy. Toàn bộ năng lượng thông thường mà chúng ta biết đến chỉ chiếm vỏn vẹn 5% mà thôi.
Và cũng giống như năng lượng tối, loài người vẫn chưa biết rõ về vật chất tối, ngoại trừ giả thiết rằng nó đứng sau sự giãn nở của vũ trụ.
Tất cả những gì chúng ta hình dung được về năng lượng tối, cũng như vật chất tối, xuất phát từ một khái niệm có tên “nền vi sóng vũ trụ” (cosmic microwave background). CMB chỉ là một khoảnh khắc trong bức xạ nhiệt kéo dài đến 380.000 năm sau Big Bang, khi nguyên tử hydro đầu tiên được hình thành.
5. Điểm hấp dẫn khổng lồ
Có một thứ gì đó, thực sự đã “hút” đi mất 220 triệu năm ánh sáng, và nó đã “kéo” cả thiên hà của chúng ta về phía nó.
Kể từ thời điểm Big Bang, vũ trụ của chúng ta không ngừng mở rộng, nên hoàn toàn có thể cho rằng thiên hà của chúng ta có dịch chuyển.
Người ta gọi thứ đó là một điểm dị thường, và đặt tên cho nó là “điểm hấp dẫn khổng lồ” (The Great Attractor). Các nhà nghiên cứu đã sử dụng lí thuyết về vật chất tối để giải thích cho hiện tượng này. Có một giả thuyết khác cho rằng, chính thiên hà của chúng ta – “Milky Way” – đang ngăn không cho loài người nhìn được thứ gì đó đang kéo chúng ta với tốc độ 1.4 triệu dặm/giờ.
6. Mặt trăng bí ẩn của sao Thổ – “Peggy”
Sao Thổ (Saturn) đã từng có một vệ tinh, một mặt trăng nhỏ tên là “Peggy”. “Peggy” được phát hiện bởi các chuyên gia của NASA vào năm 2013.
Số là, năm 2013, kính viễn vọng Cassini do NASA gửi lên đã chụp được những hình ảnh vòng đai sao Thổ. Và họ đã phải ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có một dạng “mặt trăng” mới đang được hình thành. Khám phá này cũng giúp giải thích cho việc hơn 67 vệ tinh khác của Thổ tinh được hình thành như thế nào.
Nhưng trong một buổi họp báo trước công chúng, nhân viên của NASA đã đưa ra dòng trạng thái: “Vật thể này sẽ không thể lớn thêm được nữa, và thậm chí có thể sẽ bị tan thành nhiều mảnh.” Vẫn không có bất cứ thông tin gì thêm về Peggy.
7. KIC 8462452 – “Ngôi sao của Tabby”
KIC 8462452 – hay còn được gọi với cái tên mỹ miều “Ngôi sao của Tabby” – là một ngôi sao với rất nhiều thứ dị thường cách chúng ta 1.500 năm ánh sáng.
Đầu tiên, có một thứ gì đó chưa xác định, đã chắn trước mặt 8462452, và lượng ánh sáng mà nó toả ra đã bị chắn mất 20%. Điều này thực sự gây bất ngờ, khi một hành tinh lớn như sao Mộc mới chỉ có thể chắn mất … 1% ánh sáng của KIC 8462452.
Có những nghiên cứu cho rằng nó là một Dyson Swarm, một dạng kém hoàn thiện hơn của cấu trúc Dyson Sphere, bao quanh ngôi sao chủ và hút hết năng lượng từ đó. Nhưng cho đến giờ, vẫn chưa có lời khẳng định chắc chắn nào cả.
Nguồn: Business Insider