8 loài động vật hiếm gặp khiến bạn bất ngờ về khả năng đặc biệt của chúng

Trong thế giới tự nhiên tồn tại những loài động vật sử hữu những khả năng đặc biệt mà bạn gần như chưa từng bắt gặp trước đây. 

Thế giới động vật xung quanh chúng ta rất phong phú với nhiều loài động vật cùng đủ kích thước, màu sắc và đặc điểm khác nhau. Bên cạnh nhiều loài động vật mà chúng ta biết hiện nay, vẫn tồn tại một số loài động vật đặc biệt mà chúng hầu như ít khi nhắc đến bởi môi trường sống khác biệt của chúng. 

Dưới đây là 8 loài động vật hiếm gặp với khả năng đặc biệt mà chúng sở hữu:

1. Kỳ nhông Mexico

Ban đầu, ai cũng cho rằng con vật có khuôn mặt dễ thương này là một loài cá nào đó bị đột biến có chân hoặc một loài sinh vật chưa được biết đến. Nhưng trong thực tế đây là loài kỳ nhông Mexico hay còn gọi là khủng long 6 sừng.

Tên khoa học của chúng là Axolotl (nghĩa là quái vật nước), loài động vật này có đủ 2 con mắt nhưng chúng hoàn toàn không nhìn thấy gì và không có mý mắt.




Kỳ nhông Axolotl. (Ảnh: mybligr.)

Tuy thuộc lớp động vật lưỡng cư nhưng loài kỳ giông Mexico là loài kéo dài tình trạng thơ ấu: “Ấu trùng loài này không thể trải qua giai đoạn biến thái, do đó con trưởng thành vẫn ở trong nước và có vây ngoài.”

Ngoài ra, kỳ nhông Mexico có một khả năng đặc biệt giới các nhà khoa học phải thán phục là tái tạo lại cơ thể vô cùng hoàn hảo. Không chỉ có khả năng tái mọc chi và đuôi, loài kỳ nhông này còn có khả năng tự phục hồi trái tim và bộ não của chúng.

Hiện nay, kỳ nhông Axolotl đã biến mất ngoài thế giới tự nhiên do tình trạng tình trạng ô nhiễm môi trường nước bởi tình tình trạng đô thị hóa ở Mexico.




2. Hươu mũ lông

Với tên khoa học Elaphodus cephalophus, loài động vật này sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc và vùng Burma, Myanmar.

Đặc điểm nổi bật dễ nhận ra nhất ở hươu mũ lông là đôi răng nanh nhọn chìa ra tựa như ma ca rồng khiến chúng trông có vẻ khá đáng sợ nhưng thật sự chúng là loài khá nhút nhát. 

Hươu mũ lông. (Ảnh: se.dreamstime.)

Hươu mũ lông thường sống chui lủi, chúng chỉ hoạt động lúc bình minh và khi hoàng hôn xuống. Khi gặp nguy hiểm, chúng phát ra âm thanh giống tiếng chuông báo động để xua đuổi kẻ thù.




3. Chuột chũi Đông Phi

Tên gọi khác là chuột dũi không lông hay chuột dũi hoang mạc, với danh pháp khoa học là Heterocephalus glaber, chuột chuỗi Đông Phi không có lông, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi, chúng hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Tuổi thọ của chuột chũi Đông Phi gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.

Chuột chũi Đông Phi. (Ảnh: syr-res.)

Ngoài ra, chuột chũi Đông Phi còn có một khả năng đặc biệt khác là có thể chịu được 18 phút trong điều kiện không có oxy bằng cách cho cơ thể rơi vào trạng thái sống thực vật, trong khi chuột bình thường sẽ chết sau 20 giây nếu không có oxy. Quả là phi thường!

Bằng cách nghiên cứu khả năng chuột chũi Đông Phi có thể sống mà không có oxy, chúng ta có thể phát triển công nghệ để giữ cho nạn nhân bị đau tim hoặc đột quỵ kéo dài sự sống.




4. Khỉ Aye-aye

Khỉ Aye-aye hay còn gọi là khỉ chỉ hầu với danh pháp khoa học Daubentonia madagascariensis, là một loài vượn cáo có nguồn gốc từ quần đảo Madagascar. Với vẻ ngoài vô cùng xấu xí, loài này đang thuộc diện nguy cấp một phần bởi chúng bị cho là hiện thân và điềm báo của quỷ dữ mỗi khi xuất hiện tại các ngôi làng ở Madagascar. Người ta tin rằng loài khỉ Aye Aye sẽ mang đến cái chết, chính vì thế khi gặp chúng phải bắt và đâm hỏng mắt của chúng.

Khỉ Aye – aye. (Ảnh: Wiktionary)

Tuy vậy, khỉ Aye – aye có một khả năng rất đặc biệt mà không có 1 loài linh trưởng nào khác có được: “Sử dụng sóng âm để tìm thức ăn.”

Chúng sử dụng đôi tai to và móng vuốt của mình trong việc tìm mồi. Ban đầu, khỉ Aye-aye chạm một chiếc móng vuốt đặc biệt nhạy cảm vào cây để tìm kiếm dấu hiệu của côn trùng. Khi phát hiện con mồi, chúng sử dụng móng để cậy lớp vỏ cây và lôi con mồi ra ngoài. 




5. Ếch Black Rain

Với tên khoa học là Breviceps fuscus, ếch Black Rain là một loại động vật lưỡng cư có nguồn gốc ở bờ biển phía Nam châu Phi, theo IUCN. Chúng thường đào hang và tạo ra những đường hầm sâu 15cm. Môi trường sống chủ yếu của chúng là dưới lòng đất nên các nhà khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu về tập tính sống của chúng.

Một con ếch Black Rain. (Ảnh: bridoz.) những sần khắp thân thể cùng màu đen nhạt, 

Những nốt sần cùng màu đen khắp trên thân thể đã tạo nên vẻ ngoài xấu xí và trông khá dữ tợn cho loài lưỡng cư này. Khi gặp nguy hiểm, loài ếch này thường phồng người lên để làm cho cơ thể to và dữ tợn hơn. Tuy nhiên, chúng thỉnh thoảng còn lặp lại hành động này trong lúc đào hang để không ai có thể kéo chúng ra khỏi tổ. Giới khoa học đã ví hành động đó của loài ếch này là “một quả bóng cáu kỉnh”.




6. Chim Potoo

Tên khoa học là Nyctibius griseus, loài chim đặc biệt này sinh sống chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. 

Điểm dễ nhận ra nhất ở loài động vật này là đôi mắt màu vàng cam to như 2 quả bưởi, giúp chúng săn mồi hiệu quả về đêm. Ngoài ra, những cảm xúc thường trực trên gương mặt trông như thể chúng vừa nhìn thấy một điều gì đó rất đáng sợ, hoặc phải đang vô cùng tuyệt vọng.

Chim Potoo. (Ảnh: news.livedoor.)

Ban ngày, loài chim này hoàn toàn không di chuyển, chỉ đứng yên như tượng, nhắm mắt lại và ẩn nấp dưới những cành cây. Bộ lông màu nâu đặc trưng cũng giúp chúng ngụy trang, tránh nguy hiểm.

Với bộ lông màu nâu xám, chim Potoo có thể ngụy trang giống như 1 cành cây khô. (Ảnh: ross.no)




7. Cá giọt nước

Với tên khoa học Psychrolutes marcidus, trong đó từ “psychroloutes” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tắm lạnh”, loài cá kỳ lạ này sống chủ yếu ở ngoài khơi bờ biển Australia và Tasmania, ở độ sâu 100m đến 2.800m. 

Cá giọt nước vẻ ngoài được so sánh với nhân vật Jabba the Hut trong phim Star Wars, màu da thường là màu trắng sữa hay hồng. Khuôn mặt của cá nhìn theo phương ngang từ đằng trước giống một người đàn ông béo phì có vẻ cáu gắt với cái mũi hình củ hành. 

Hình vẽ mô phỏng hai con cá giọt nước. (Ảnh: Wiki)

Cá giọt nước với khuôn mặt buồn đặc trưng khi nhìn phía đằng trước. (Ảnh: corriere.it)

Thịt cá chủ yếu là khối gelatin nhão nhẹ hơn nước; điều này cho phép cá nổi trên nền đáy biển mà không cần năng lượng để bơi nên khi săn mồi, chúng không cần săn đuổi con mồi mà chỉ nằm dưới cát chờ con mồi đi qua và mở miệng đớp.

Hơn thế nữa, lớp da của cá giọt nước có màu hồng, chảy xệ và có khối lượng riêng nhẹ hơn nước. Điều này giúp chúng có thể chịu được áp suất lớn dưới đáy biển sâu.





8. Chuột chũi mũi sao 

Tên khoa học là Condylura cristata, loài gặm nhấm kỳ lạ này sinh sống chủ yếu ở vùng đầm lầy, vùng ngập nước ở Đông Bắc Hoa Kỳ và Canada.

Chuột chũi mũi sao. (Ảnh: yandex)

Chúng có chiếc mũi khá đặc biệt, đóng vai trò là bộ phận cảm ứng nhạy cảm, tương tự như mắt giúp chuột chũi mũi sao  nhận biết xung quanh. Ngoài ra chiếc mũi này cũng nơi đưa thức ăn vào trong cơ thể. 

Nhưng điểm nổi bật nhất của chuột chũi mũi sao là khả năng rình mồi cực nhanh. Thời gian trung bình để một con chuột mũi sao để xác định con mồi là 230 mili giây và nhanh nhất là 120 mili giây. Quả là một tốc độ khủng khiếp!

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *