Anh chế tạo lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ cho nhiệt độ nóng hơn cả lõi mặt trời

Một công ty tư nhân ở Anh cho biết họ đã thử nghiệm thành công lò phản ứng tổng hợp hạt nhân nguyên tử ở nhiệt độ nóng hơn Mặt Trời – và hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng vào năm 2030.

Công ty Tokamak Energy có trụ sở tại Oxfordshire, Vương quốc Anh. Thiết bị tổng hợp hạt nhân của họ được gọi là ST40, và là chiếc máy thứ ba công ty đã tạo ra cho đến nay. Công ty tiết lộ rằng nhiệt độ bên trong thiết bị đã đạt mức plasma 15 triệu độ C cao hơn cả nhiệt độ trong lõi mặt trời.

“Chúng tôi đang thực hiện các bước quan trọng để kiểm soát và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nhiệt hạch. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho năng lượng nhiệt hạch trở thành hiện thực thương mại vào năm 2030 và tạo ra lợi ích to lớn trên toàn thế giới”, Jonathan Carling, CEO của công ty cho biết. .

Công ty này, đã huy động được 40 triệu đô la cho đến nay. Điều độc đáo là ST40 có kích thước chỉ ngang bằng một chiếc xe tải, nhỏ hơn nhiều với các lò phản ứng nhiệt hạch thông thường với kích thước từ ngôi nhà cho đến sân bóng đá.




Để đạt được những nhiệt độ cao này, ST40 sử dụng một quá trình được gọi là sáp nhập nén. Điều này giải phóng năng lượng dưới dạng các vòng plasma, va chạm và tạo ra các từ trường “kết nối” với nhau, được gọi là kết nối lại từ trường.

Nguyên mẫu đầu tiên của họ, ST25, được chế tạo vào năm 2013. Chúng được chế tạo lần thứ hai vào năm 2015 và hy vọng sau này đạt nhiệt độ 100 triệu độ C (180 triệu độ F) trong ST40. Năm 2025, họ hy vọng phát triển một thiết bị năng lượng quy mô công nghiệp, và vào năm 2030 họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng cho lưới điện từ phản ứng tổng hợp.


Không dễ như phản ứng phân hạch hạt nhân vốn đã được sử dụng hàng chục năm qua trong các nhà máy điện nguyên tử và tàu bè hạng nặng… phản ứng nhiệt hạch cho năng lượng lớn hơn nhiều nhưng rất khó kiểm soát. Việc các nguyên mẫu như ST40 được thử nghiệm thành công sẽ mở ra triển vọng to lớn cho việc đưa phản ứng nhiệt hạch vào cuộc sống, giải quyết hiệu quả bài toán năng lượng đang ngày một cấp bách.

Nguồn: DKN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *