Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc nuôi cấy tai người trên lưng của một con chuột và cho biết trong 5 năm, thành quả nghiên cứu này sẽ có thể áp dụng cho con người.
Con chuột với chiếc tai tạo ra từ ADN được tin là của Beethoven, hiện đang được nuôi tại đại học San Jose (Ảnh: Internet)
Các nhà khoa học đến từ đại học Tokyo và Kyoto Nhật Bản đã cùng bắt tay thực hiện nghiên cứu này. Họ hi vọng có thể phát triển thử nghiệm này, giúp đỡ những em bé bị dị tật không có tai và những trường hợp bị biến dạng khuôn mặt do chiến tranh hoặc tai nạn.
Phẫu thuật thay thế tai bằng cách truyền thống khá phức tạp. Các nhà khoa học phải lấy mẫu tế bào sụn từ xương sườn của người bệnh, còn phải làm phẫu thuật nhiều lần. Lấy mẫu xương sụn đau đớn vô cùng, hơn nữa phần ngực cũng khó hồi phục lại. Nếu đem so sánh thì phát hiện mới của các nhà khoa học Nhật lại đơn giản hơn rất nhiều. Họ chỉ cần lấy một vài tế bào từ người bệnh để làm tế bào gốc.
(Ảnh: Internet)
Từ tế bào gốc “vạn năng” của con người, các nhà khoa học đã biến chúng trở thành những tế bào sụn. Trong phòng thí nghiệm, tế bào sụn đó sẽ có hình thù như một quả bóng nhỏ, sau đó sẽ được đặt vào ống nhựa có dạng như tai người trước khi cấy vào lưng một con chuột.
Sau hai tháng, các khung nhựa sẽ tự động tan ra, các ống tai dần làm quen với cơ thể chuột và phát triển dài khoảng 5 cm.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Trước đó, các bác sĩ thuộc bệnh viện London, Anh đã nuôi cấy thành công mũi trên cánh tay bệnh nhân. Không những thế họ còn nghiên cứu ra khí quản nhân tạo.
Trong tương lai, các nhà khoa học có thể sẽ tái tạo được cả khuôn mặt người hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm. Những kĩ thuật này sẽ đem lại niềm vui cho rất nhiều trường hợp biến dạng do tai nạn, dị tật bẩm sinh, cơ thể thương tổn…
Nguồn: ĐKN