Tảng đá khổng lồ hình con cá “trồi lên” từ sa mạc

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Khaled Al Enazi ghi lại đã cho thấy một tảng đá hình con cá khổng lồ nổi lên từ bãi cát trong cái nóng hầm hập của sa mạc Saudi Arabia.

Nhiếp ảnh gia Al Enazi bằng máy bay không người lái đã chụp được những bức ảnh về tảng đá độc đáo này trong khi ghi lại quá trình khảo cổ kho báu ở thành phố Al-Ula, Saudi Arabia, khu vực được biết đến với các cấu trúc cổ đại tương tự như khu vực khảo cổ học Petra của Jordan.

Ông Al Enazi nói: “Trong khi tôi đang ghi lại hình ảnh ở khu vực này, một tảng đá lớn xuất hiện trước mặt tôi, hình dạng của nó gợi nhớ đến một con cá ở trung tâm sa mạc”.

Theo ông Al Enazi, ông có thể không phải là người đầu tiên phát hiện ra sự tảng đá này. Tuy nhiên, Al Enazi tin rằng những hình ảnh về hình dạng kỳ lạ của tảng đá với góc nhìn từ trên không do ông ghi lại là đầu tiên.

Nhiếp ảnh gia đã đặt tên cho tảng đá là Cá sa mạc.

Trong cảnh quay bằng máy bay không người lái được ông Al Enazi ghi lại vào tháng 6 năm nay, khối đá hình thành giống như một sinh vật dưới nước đang bơi qua bãi cát vàng, cấu trúc phần nổi lên trông giống như vây lưng của nó, đồng thời giúp người xem liên tưởng đên một con cá mập trồi lên từ nước biển sâu để rình mồi.

Nhiều người hình dung hình dạng của tảng đá giống như một con cá mập trồi lên từ nước biển sâu để rình mồi. (Ảnh: Khaled Al Enazi)

Kể từ khi những hình ảnh này được chia sẻ, một số người dùng mạng xã hội giàu trí tưởng tượng cho rằng tảng đá thực sự là phần còn lại của một con quái vật biển khổng lồ.

“Một số người nói rằng đó là một con cá thật đã hóa thạch hàng triệu năm trước, nhưng không phải vậy,” ông Al Enazi nói. “Đó là đá sa thạch được hình thành bởi nhiều yếu tố”.

Video về “Cá sa mạc” được chia sẻ trong trên Twitter vào tháng 7 đã thu hút hơn 29.000 lượt xem.


Bao phủ gần 9.000 dặm vuông (22.500 km2), thành phố Al-Ula là quê hương của một trong những sa mạc ấn tượng nhất thế giới. Người Nabataean cổ đại đã lập ra thành phố lớn phía Nam của họ ngay phía Bắc thung lũng Al-Ula và chạm khắc những ngôi mộ vào các mỏm đá tại Mada’in Salih, hiện được vinh danh là Di sản Thế giới của UNESCO.

Một số tảng đá tại Al-Ula, được chạm khắc bởi các yếu tố tự nhiên khác nhau, đã mang những hình dạng rất đáng ngạc nhiên. Một tảng đá, được người dân địa phương gọi là Jabal Al-Fil, nổi tiếng vì giống với một con voi.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *