Các nhà khoa học phát hiện một tín hiệu bất thường, lặp đi lặp lại, được gửi tới từ một thiên hà xa xôi.
(Ảnh minh họa: EPA)
Các nhà khoa học cho biết tín hiệu này là một phát xạ sóng vô tuyến (FRB).
Phát xạ sóng vô tuyến được xem là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất trong vũ trụ. FRB lần đầu tiên được phát hiện tình cờ vào năm 2007. Các phát xạ vô tuyến cực kỳ hiếm gặp với chỉ gần 100 phát xạ được ghi lại cho đến nay.
Hầu hết các tín hiệu này được gửi đi từ không gian sâu thẳm, cách xa chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. Một số phát ra năng lượng bằng 500 triệu lần Mặt trời.
Các FRB thường chỉ kéo dài không quá 1/1000 giây và hầu hết không lặp lại. Điều này khiến chúng rất khó theo dõi và dự đoán.
Tuy nhiên, FRB mới được phát hiện này nhấp nháy theo dạng tuần hoàn, lặp lại sau mỗi 0,2 giây nên được ví như nhịp tim.
“Đây là một điều bất thường. Nó không chỉ rất dài, kéo dài khoảng ba giây, mà còn có những cực đại tuần hoàn chính xác đến mức đáng kinh ngạc, phát ra theo từng phần nhỏ của giây – bùm, bùm, bùm – như nhịp tim”, Daniele Michilli, chuyên gia tới từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho hay.
Ông Michilli cho rằng tín hiệu mới có thể có thể đến từ một sao từ hoặc một sao xung.
Được đặt tên là FRB 20200120E, phát xạ sóng vô tuyến này được cho là có nguồn gốc từ một thiên hà cách Trái đất vài tỷ năm ánh sáng.
Nguồn: The Independent
- Dấu vết nơi ở của người dưới lòng đất
- Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến tế bào của bạn ở mức độ điện từ, đây là cách nó hoạt động
- Chuyên gia về hiện tượng siêu thường: “Ma nhập” và “ma ám” dưới góc nhìn tâm lý học