Hơn thế kỷ trước, có một số nhà khảo cổ học đã từng đưa ra nhận định có một chủng người lùn cổ đại từng sinh sống tại Makhunik (Iran) nhưng ý tưởng này nhanh chóng bị người thời ấy bác bỏ. Tuy nhiên đến năm 1946, trong khi khai quật ở Shahdad (Iran), người ta đã khám phá ra thành phố cổ Makhunik. Không ai tưởng tượng được rằng, có một nền văn minh cổ đại từng tồn tại trong sa mạc khắc nghiệt này.
Xác ướp có niên đại 5.000 năm tuổi của một người lùn nam giới với chiều cao 25 cm, qua đời ở tuổi 17. (Ảnh: messagetoeagle.com)
Các nhà khoa học ở Khoa Địa lý, Đại học Tehran (Iran) đã phát hiện nhiều mảnh đồ gốm ở Shahdad, cho thấy bằng chứng của một nền văn minh từng phát triển thịnh vượng tại hoang mạc.
Khám phá thành phố của chủng người lùn tại hoang mạc ở Iran gây chấn động giới khoa học và những người hoài nghi. (Ảnh: bbc.co.uk)
Các cuộc khai quật khảo cổ được tiến hành tại khu vực này trong thời gian từ năm 1948-1956 đã phát hiện nhiều nghĩa trang thuộc thiên niên kỷ thứ 2 và 3 TCN cùng các lò luyện đồng và vô số di vật bằng gốm và đồng thau.
Điều đặc biệt là họ đã khám phá ra kiến trúc của những ngôi nhà, bức tường, ngõ hẻm và các thiết bị như lò sưởi, kệ … thấp bé đến kỳ lạ, dường như chỉ người lùn mới có thể sử dụng được. Dù vậy, sự tồn tại về chủng người lùn, tí hon vẫn chưa thuyết phục được nhiều người chấp nhận.
Mãi đến năm 2005, người ta phát hiện xác ướp có niên đại 5.000 năm tuổi của một người lùn với chiều cao 25 cm, qua xác định người này là nam giới, 17 tuổi, thì câu chuyện về người lùn trở nên thuyết phục với những người hoài nghi nhất.
Nguồn: Messagetoeagle – BBC