Người ta tìm thấy trong các tài liệu cổ xưa dấu vết của một thành phố do Thần tạo ra với sự phát triển đáng kinh ngạc mang tên Dvārakā nhưng đã bị phá hủy bởi các phương tiện chiến tranh hiện đại từ hàng ngàn năm trước.
Tài liệu tiếng Phạn cổ đại nói rằng nữ thần Krishna, hóa thân thứ tám của Vishnu đã tạo ra một thành phố huyền thoại. Tên của nó – Dvārakā – có nghĩa là “Cổng vào thiên đàng” và nằm ở phía tây bắc bang Gujarat của Ấn Độ ngày nay.
Trước khi thành phố huyền thoại được tạo ra, Krishna sống ở thành phố Mathura. Trong thần thoại Hindu, thành phố này đã liên tục bị tấn công, mười bảy lần trong số những cuộc tấn công này là do Jarasanda – một vị vua bạo chúa – người cai trị Magadha.
Thần Krishna đã phải chống chọi với 18 cuộc tấn công vào thành phố Mathura (Ảnh: Wikipedia)
Trong tất cả mười bảy trận chiến, Krishna thắng thế, nhưng Jarasanda đã không từ bỏ và quyết định tấn công Mathura lần thứ mười tám. Krishna quyết định không để người dân của mình bị nguy hiểm và có kế hoạch xây dựng một thành phố khác, trên một hòn đảo nằm trên bờ biển phía tây Ấn Độ.
Có rất nhiều các giai thoại khác nhau nói về cách thành phố Dvārakā được xây dựng. Nó nhanh chóng phát triển và trở nên nổi tiếng với hàng ngàn người sinh sống trong các tòa nhà và cung điện lộng lẫy.
Dvārakā là một thành phố tuyệt đẹp nằm giữa biển (Ảnh: The Hare Krishna Movement)
Thành phố được bảo vệ rất tốt và chỉ có thể đến bằng thuyền. Nó cũng được quy hoạch một cách khoa học với sáu khu vực và lần lượt được chia thành các khu dân cư, thương mại. Thành phố này là nơi có những con đường lớn xinh đẹp, những quảng trường được trang trí vô cùng tinh xảo, những khu vườn và hồ nhân tạo cùng hơn 800 cung điện bằng vàng và đá quý.
Tuy nhiên, thành phố huyền thoại Dvārakā sau đó phải đối mặt với một ‘trận chiến trên không’ khốc liệt khi một vị vua tên Salwa đã tấn công Dwaraka nhằm tiêu diệt Thần Krishna.
Theo các bản văn tiếng Phạn cổ đại, Salwa tấn công Dvārakā bằng một cỗ máy bay được gọi là Saubha Vimana. Từ trên trời cao, nó giáng xuống thành phố những đòn hủy diệt bằng thứ vũ khí hùng mạnh giống như các tia sét.
Vimana là một thiết bị bay của người Ấn Độ cổ (Ảnh: Crystalinks)
Phần lớn của thành phố đã bị phá hủy trong cuộc tấn công cho đến khi thần Krishna đáp lại bằng cách bắn hạ ‘phi thuyền’ này bằng một thứ vũ khí được mô tả như là các mũi tên, nhưng không phải là các mũi tên thông thường. Các mũi tên gầm lên như sấm sét và trông giống như tia chớp hoặc tia nắng mặt trời (một mô tả khiến người ta liên tưởng đến tên lửa phòng không).
Cũng theo truyền thuyết, về sau này, Krishna cuối cùng rời khỏi Trái đất và đại dương đã bao phủ lấy thành phố Dwaraka.
Thành phố sau đó bị đại dương nhấn chìm (Ảnh: ancient code)
Vậy sau cùng đây là sự thật hay hư cấu?
Cho đến vài thập kỷ, thành phố Dvārakā được cho là chỉ tồn tại trong thần thoại. Tuy nhiên, giờ đây các chuyên gia đã thực sự tìm ra bằng chứng về một thành phố như thế gần Dwarka ngày nay. Đây là những thay đổi mang tính lịch sử mang lại nhiều bằng chứng giúp chúng ta giải thích các văn bản cổ đại như Mahabharata.
Các nhà khảo cổ dưới nước đã phục hồi một số hiện vật cổ đại ở Vịnh Cambay, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ gốm, các phần tường, hạt, điêu khắc, xương người … Những di vật này có niên đại ít nhất 9.500 năm tuổi. Các chuyên gia tin rằng thành phố cổ bị ngập bởi băng tan chảy khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng khoảng 10.000 năm trước.
Dvārakā không phải là duy nhất, các nhà khảo cổ lâu nay đã phát hiện rất nhiều di chỉ của các thành phố cổ dưới đáy biển với niên đại hàng chục ngàn năm – điều mâu thuẫn nghiêm trọng với những gì thuyết tiến hóa tin tưởng.
Có rất nhiều di chỉ các thành phố cổ thuộc về các nền văn minh đã mất nằm dưới đáy đại dương (Ảnh: Unariun Wisdom)
Chẳng hạn, vào năm 1967, Aluminaut—một tàu ngầm thám hiểm có khả năng lặn xuống sâu nhất vào thời đó—đã tình cờ phát hiện được một “con đường đá” ngầm dưới biển ngoài khơi thành phố Florida, bang Georgia, và bang South Carolina, Mỹ. Được phát hiện tại độ sâu khoảng 900 m, con đường này đã vạch một đường thẳng dài hơn 24 km.
Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi con đường này được lát bằng một loại xi-măng tinh vi cấu thành từ nhôm, silicon, canxi, sắt và magiê. Làm thế nào mà con người 10.000 năm trước có thể tạo ra xi măng và xây dựng một con đường lát đá bền vững đến như vậy?
Câu trả lời chỉ có thể là trước nền văn minh hiện tại của chúng ta đã có những nền văn minh vĩ đại nhất từng tồn tại, họ phát triển cực độ và đạt được các thành tựu vô cùng tiên tiến, nhưng rốt cuộc phải chịu hủy diệt do đạo đức suy đồi. Trong tương lai, điều này sẽ tiếp tục được khẳng định và củng cố khi có nhiều hơn các phát hiện dưới đáy đại dương.
Nguồn: DKN