Vũ trụ có thể chỉ là ảo ảnh 3 chiều khổng lồ – hologram

Vũ trụ toàn ảnh (hologram theory) – Một giả thuyết khoa học có thể giải mã được các hiện tượng ngoại tâm lý học dị thường như tiên tri, thần giao cách cảm, điều khiển đồ vật từ xa, luân hồi hoặc các bí ẩn của vật lý như vướng víu lượng tử, lưỡng tính sóng hạt….

1. Ảo ảnh 3 chiều – hologram là gì?

Nếu một bức ảnh phẳng (2D) được bố trí các chi tiết thích hợp thì khi chiếu ánh sáng vào, hình ảnh trong nó sẽ nổi lên như một ảnh có chiều sâu (ảnh 3 chiều), ta có thể quan sát thấy hình ảnh 3 chiều của vật thể dưới những góc khác nhau mà không cần kính hỗ trợ.

Kỹ thuật trình chiếu từ 2d thành 3d gọi là holography (toàn ảnh), do Dennis Gabor phát triển, năm 1971 ông đã được nhận giải Nobel về nghiên cứu này của mình.

Tại sao một công nghệ tưởng chừng như đơn giản mà lại được trao giải Nobel?

Lý do như sau :

– Nguyên lý 1 : Kỹ thuật holography (toàn ảnh) rất đặc biệt, nếu “xé” một góc nhỏ ảnh 2d thì ta vẫn có thể trình chiếu được hình ảnh 3d hoàn thiện của vật đó (chỉ cần dùng mảnh nhỏ đã xé). Tức là từng phần nhỏ của toàn ảnh đều mang toàn bộ thông tin về vật thể. (mọi thành phần của vật thể đều có liên kết với nhau)

– Nguyên lý 2 : Ta có thể “nén” một hình ảnh 3D về 2D mà vẫn giữ trọn vẹn thông tin của nó và ngược lại, kỹ thuật holography (toàn ảnh) đã khiến cho thực tại 2D = 3D.

2. Giả thuyết vũ trụ toàn ảnh :

Nhà vật lý David Bohm (Đại học London) và nhà thần kinh học Karl Pribram là 2 người đặt nền móng cho giả thuyết này.

2 nhà khoa học nghiên cứu 2 lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt, nhưng lại cho ra cùng một kết quả về bản chất thực tại nên đã “bắt tay” với nhau, họ cho rằng thực tại có hai mức: một mức ẩn sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (2D – cuộn lại) và một mức gọi là mức tường minh (3D – mở ra).




Theo Bohm những thực thể riêng biệt trong cuộc sống mà ta thấy chỉ là một khía cạnh của thực tại. Chúng chỉ là những bóng ma (eidolon) còn vũ trụ tự thân là một hình chiếu, hay nói cách khác là một hologram.

Nếu không tin bạn hãy thử suy ngẫm xem : chúng ta có thực sự chạm tay vào bất cứ thứ gì không? Giả sử bạn nắm chặt một quả táo, thì các nguyên tử trên tay bạn có chạm vào nguyên tử của quả táo không ? Không hề ! cả cuộc đời này, chúng ta CHƯA BAO GIỜ thực sự chạm vào bất kỳ thứ gì cả.

Vì các nguyên tử của chúng ta và vật thể đều cùng điện tích, nên chúng luôn đẩy nhau. Hay nói cách khác, quả táo chỉ lơ lửng trong tay chúng ta bởi lực điện từ mà thôi. Chính vì thế xét về mặt khoa học, không ai dám khẳng định những thứ chúng ta tương tác hàng ngày là thật hay chỉ là ảo ảnh 3 chiều.

3. Các công trình nghiên cứu chứng minh vũ trụ có thể chỉ là 1 toàn ảnh khổng lồ.

Não bộ là một toàn ảnh (hologram)




Trong những năm 1940 người ta tin rằng trí nhớ nằm tại một vùng nào đó cố định trong não bộ. Nhưng sau đó, Tại Phòng thí nghiệm sinh học Yerkes, Florida, nhà tâm lý thần kinh Karl Lashley đã huấn luyện những con chuột một số kỹ năng rồi cắt bỏ những phần trong não bộ có thể liên quan đến kỹ năng đó.

Song một điều ngạc nhiên là dù cắt bỏ bao nhiêu đi nữa thì những kỹ năng đã được huấn luyện vẫn được lũ chuột sử dụng, không hề mất đi. Cuối cùng các nhà Khoa học đi đến kết luận quan trọng: trí nhớ không được lưu trữ tại một nơi cố định nào cả, mà lan truyền và phân bố trong toàn não bộ.

Về sau thị giác và thính giác của con người cũng được quan sát thấy có tồn tại các tính chất toàn ảnh tương tự, tức là hình ảnh ngoài cuộc sống mà bạn thấy có thể chỉ là 2D mà thôi, chúng ta nghĩ chúng là 3D vì não bộ đã bị thị giác đánh lừa.

Nhà sinh học Paul Pietsch (Đại học Indiana) không đồng ý với nghiên cứu này, nên ông đã thực hiện hơn 700 thí nghiệm (cắt lớp, đảo chiều, thay đổi thứ tự, cắt bỏ, thái mỏng) trên bộ não của nhiều con kỳ giông, tuy nhiên các con vật bị thí nghiệm vẫn hành xử bình thường, không hề tỏ ra mất trí nhớ. Công trình của Paul Pietsch lại càng giúp củng cố thêm lý thuyết : não bộ của chúng ta chỉ mà một toàn ảnh.

Không gian cũng chỉ là một toàn ảnh :

Năm 1982 Alain Aspect (Đại học Paris) đã thực hiện một thí nghiệm có thể nói là quan trọng nhất trong thế kỷ 20, khiến Einstein phải “chịu thua” trước Niel Bohr. Đó là thí nghiệm về rối lượng tử, chứng minh được rằng 2 hạt như electron có thể ảnh hướng đến nhau bất chấp khoảng cách, dường như đối với 2 electron đó không gian không hề tồn tại. Hay nói cách khác mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau, tương tự như 2 nguyên lý toàn ảnh.

Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác ở nhiều lĩnh vực đều ủng hộ nguyên lý toàn ảnh. Như việc áp dụng nguyên lý toàn ảnh ở vật lý lại giải quyết được vấn đề đau đầu nhất : thống nhất cơ học lượng tử và thuyết tương đối, giải mã entropy lỗ đen và là nền tảng để hoàn thiện lý thuyết dây. Trong toán học cũng áp dụng nguyên lý toàn ảnh để đưa các mô hình không gian cao (n chiều) về (n – 1) chiều để đơn giản hóa các phương trình mà không ảnh hưởng đến kết quả.

4. Nếu vũ trụ là một toàn ảnh khổng lồ.

Nếu vũ trụ là một toàn ảnh thì mỗi cá nhân chúng ta cũng có thể chứa thông tin về toàn bộ vũ trụ, hay nói cách nào, nếu “truy cập” được vào sâu bên trong thực tại (cuộn lại) thì ta hoàn toàn có thể biết được thông tin về mọi thứ trong vũ trụ.

Nếu vũ trụ là một toàn ảnh thì không gian và thời gian không còn là cơ bản, tọa độ và thời điểm sẽ không còn ý nghĩa. Mọi thứ đều liên kết với nhau, tại mức sâu hơn này, thực tại là một siêu hologram khổng lồ, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai giao thoa vào nhau và tồn tại đồng thời.


Nếu vũ trụ là một toàn ảnh, thì các hiện tượng ngoại tâm lý học dị thường như tiên tri, thần giao cách cảm, rối lượng tử, điều khiển đồ vật từ xa, luân hồi….đều có thể được giải mã một cách khoa học.

Hãy tưởng tượng, nếu ai đó có thể truy cập được vào sâu bên trong thực tại cuộn lại của vũ trụ (2D) , thì họ hoàn toàn có thể nhìn thấu được tương lai, giao tiếp được với mọi thực thể bất chấp khoảng cách, thậm chí có thể tinh thông được toàn bộ thông tin của vũ trụ.
Nguồn: NU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *