Visoko: Tấm bản đồ thiên văn hơn 100.000 năm tuổi

Ba năm trước tôi gặp Semir Osmanagich ở Pescara (Italy) trong một hội nghị về các nền văn minh cổ đại. Chúng tôi đã có một vài cuộc thảo luận thú vị, những cuộc thảo luận làm nền tảng cho nghiên cứu của tôi về tảng đá bí ẩn được tìm thấy tại thung lũng Visoko, Bosnia và Herzegovina.

Tảng đá Visoko. (Ảnh: Công viên Khảo cổ Kim tự tháp Mặt trời. Bosnia)

Theo quan điểm của tôi, Semir đang làm việc rất chăm chỉ để chứng minh sự tồn tại của khu phức hợp Kim tự tháp ở Bosnia và tôi đồng ý khi ông tuyên bố rằng:

“Hầu như tất cả mọi thứ họ dạy chúng ta về lịch sử cổ đại đều sai cả, từ nguồn gốc nhân loại, cho đến các nền văn minh và những kim tự tháp”. Lịch sử cần phải được viết lại.




Sau hai năm nghiên cứu, tôi có thể khẳng định rằng những biểu tượng khó hiểu khắc trên tảng đá bí ẩn, được tìm thấy gần đường hầm Ravne ở thành phố Visoko, có thể là một tấm bản đồ thiên văn. Các chuyên gia tin rằng những biểu tượng này là cốt lõi của một hệ thống chữ viết cổ đại được một nền văn minh chưa được biết đến từng sống ở thung lũng Visoko chạm khắc. Tảng đá là một điều bí ẩn trong rất nhiều năm, nhưng hiện nay tôi đã tìm thấy chiếc chìa khóa để giải mã những ký hiệu bí ẩn này.

Từ ngọn đồi Visočica nơi thị trấn cổ Visoki từng tồn tại, chúng ta có thể nhìn thấy cảnh quan thành phố Visoko ngày nay và thung lũng Visoko trong lịch sử và hiện tại, ngoại trừ Moštre (Ảnh: Wikimedia Commons)

Các ký hiệu đặc biệt được chạm khắc trên tảng đá không phải là hệ thống chữ viết cổ xưa, hay chữ rune đầu tiên, như một số nhà nghiên cứu giả định, mà là một bằng chứng rõ ràng về hình dạng các ngôi sao trên bầu trời Visoko vào một thời điểm vô cùng cổ xưa.




Để chứng minh giả thuyết của mình, tôi đã nghiên cứu các biểu tượng bằng cách sử dụng một phương pháp dựa trên miêu tả về từng dấu hiệu, xem xét ý nghĩa đúng đắn của chúng và đưa ra các mối tương quan chính xác với các chòm sao.

Phiến đá này có hình dạng bán cầu và đây không phải là ngẫu nhiên. Những người tạo tác phiến đá đã cân nhắc chọn lựa tạo hình này để nhắn nhủ một thông điệp bên trong. Mục tiêu của họ là tái tạo lại bầu trời phía trên Visoki, cố định vị trí của các chòm sao theo vĩ độ tương ứng, vào một khoảng thời gian rất đặc biệt. Đó là lý do tại sao hòn đá có hình dạng bán cầu, bởi vì nó chính là bản mô phỏng của bầu trời bên trên.

Bây giờ hãy cùng xem xét các chi tiết:

Tảng đá được chia làm bốn góc phần tư bằng hai đường thẳng giao nhau. Tôi muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hai đường thẳng. Điểm xuất phát là ở phần bên dưới tảng đá, vì họ muốn mô phỏng lại thiên cầu theo cách sau: đường thẳng đứng là đường trung tuyến (kinh tuyến) trên bầu trời, trong khi đường ngang là vĩ tuyến.




Việc phân tích những ký hiệu này giúp chúng ta nhận ra sự tồn tại của những đường thẳng với chức năng vô cùng quan trọng. Trong hình dưới đây, các đường thẳng là công cụ đo lường thiên văn. Lấy ví dụ, trong góc phần tư bên trái, đường thẳng màu đỏ, bắt đầu từ trục ngang (vĩ tuyến), có thể có hai ý nghĩa:1. Biểu thị các điểm phân (xuân phân, thu phân) hay điểm chí (hạ chí, đông chí);
2. Biểu thị kinh tuyến đường hoàng đạo. Trong trường hợp cuối, đường thẳng màu đỏ là ký hiệu quan trọng nhất được khắc trên bản đồ. Nó cung cấp khả năng xác định thời điểm trong năm khi bầu trời được quan sát. Trên thực tế, kinh tuyến đường hoàng đạo tạo thành một góc nghiêng tưởng tượng khoảng 45 độ chỉ vào thời điểm bình minh của ngày thu phân, và độ nghiêng của nó ấn định khoảng thời gian chính xác của hình dạng thiên văn.




Trong góc phần tư bên phải, đường màu vàng cũng rất thú vị bởi vì nó là một loại Kính lục phân, cho thấy góc nghiêng của Chòm sao Orion.

Cụ thể, hai điểm A và B là những giới hạn độ nghiêng của nó dọc theo chu kỳ tiến động. Đây là một thiết bị rất quan trọng, bởi vì nó có thể thiết lập các phép đo độ chính xác, xác định đúng vị trí của chòm sao Orion dọc theo độ lệch của nó và thời gian khi phiến đá này được chạm khắc.

Bây giờ, hãy nhìn vào những biểu tượng mô phỏng lại các chòm sao:

Tôi đánh dấu mỗi ký hiệu mô phỏng một chòm sao bằng một màu sắc đặc biệt: đỏ, trắng, vàng, tím, đen, và xanh dương.

Ở phía bên trái, có chòm sao Đại Khuyển (màu đỏ) và các đường thẳng màu trắng biểu thị cho sự giao hội của chòm sao Kỳ Lân;




Trên đường kinh tuyến hoàng đạo có chòm sao Orion và ngay phía bên phải (màu vàng) là vành đai của chòm sao Orion;

Trong hình dưới đây, ở góc bên phải, tôi muốn nhấn mạnh vào hình miêu tả vành đai Orion từ một bản đồ thiên văn.

Ở phía bên phải vành đai của chòm sao Orion, tôi ghi chú một biểu tượng bị bào mòn mà tôi đánh dấu bằng một đường màu đen (xem ảnh phía trên). Tôi đã nỗ lực để mô phỏng biểu tượng này chính xác. Sử dụng hình thể thiên văn, tôi cho rằng biểu tượng này biểu thị cho chòm sao Kim Ngưu, một biểu tượng có ý nghĩa rất quan trọng trong nền văn hóa cổ đại, có liên hệ chặt chẽ với Thần thoại về Orion và nền văn hóa cổ đại về Đất mẹ.

Chòm sao Kình Ngư (đường màu xanh) cũng được biểu thị, nhưng chỉ bao gồm phần phía trên. Kình Ngư là một chòm sao rất lớn và một phần lớn của nó nằm dưới kinh tuyến hoàng đạo. Cuối cùng, nằm bên trái là chòm sao Song Ngư (màu đỏ). Trên phiến đá, phần dưới của nó được miêu tả (có thể quan sát khi từ thành phố Visoko). Phần dưới của nó trông tương tự như một hình tam giác như được mô phỏng trên phiến đá và trên hình mô phỏng thiên văn (hình ở góc bên phải).




Góc phần tư bên trái chứa một ngôn ngữ nguyên mẫu rất thú vị. Trong những nền văn minh cổ xưa nhất, ký hiệu ‘E’ tượng trưng cho khái niệm Cuộc sống. Vì vậy, mối tương quan giữa Mặt trời – Cuộc sống (Sun-Life) là vô cùng đặc biệt.

Chúng ta có ba chữ E ở các vị trí khác nhau. Dường như nó mô phỏng vị trí Mặt trời cắt ngang qua mặt phẳng hoàng đạo… Có thể là chữ E thứ ba biểu thị cho thời điểm chính xác của sự sắp hàng, cố định tại khoảng 60 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.

Hai vòng tròn màu xám biểu thị các ngôi sao, hành tinh hay Mặt trăng… Trong trường hợp cuối cùng, chúng tôi nhấn mạnh rằng “vòng tròn – Mặt trăng” đang mọc lên cùng với Mặt trời, đặt ra giả thuyết đây có thể là hiện tượng Nhật thực.

Nhật thực có một chu kỳ khoảng 180’ và ba Mặt trời có thể biểu thị cho các giai đoạn của Nhật thực (60’ x 3)





Câu hỏi được đặt ra là: tảng đá này được chạm khắc khi nào? Nó thuộc về kỷ nguyên nào? Sử dụng phần mềm Starry Night Pro, tôi phát hiện rằng các hình thể thiên văn được khắc trên phiến đá chưa từng xuất hiện trên bầu trời thành phố Visoko trong vòng 100.000 năm qua.

Điều này cho thấy:

Bản đồ thiên văn này được chạm khắc này có niên đại cổ xưa hơn rất nhiều so với con số 100.000 năm;
Trục Trái Đất lúc đó có độ nghiêng khác hiện nay, và thông số tọa độ không có trật tự; hay 3.Visoko was not the correct point of observation;
Visoko không phải là điểm quan sát thích hợp

Hình ảnh dưới đây là một hình thể thiên văn thuộc từ 82.250 năm TCN, khi chòm sao được biểu thị trên phiến đá đã được cố định trên bầu trời bên trên thành phố Visoko. Tuy nhiên, sự tương quan là không chính xác, tôi tin rằng sự tương quan chính xác là cổ hơn 100.000 năm tuổi.

Nguồn: ĐKN – Theo Armando Mei, Ancient Origins

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *