Việt Nam sắp đón nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Theo các phát hiện từ NASA, rạng sáng ngày 19/11 dự đoán nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài hơn 3 giờ và Việt Nam nằm trong vùng có thể quan sát.

Theo Wikipedia: “Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.[1] Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn.

Tại Việt Nam, góc quan sát ở đây chỉ có thể nhìn thấy Mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần”.

Theo tờ báo Date and Time, Việt Nam thuộc vùng “rìa”có thể quan sát nguyệt thực dài nhất thế kỷ này. Tại TP. HCM là góc nhìn không thuận lợi bởi vì dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ nhiều mây.

Việt Nam thuộc vùng “rìa”có thể quan sát nguyệt thực dài nhất thế kỷ này. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Theo giờ tại TP. HCM thời gian quan sát dự kiến sẽ kéo dài khoảng 1 giờ, 36 phút và 56 giây. 

Tuy nhiên tại nước Mỹ và Canada, Greenland và một phần nước Nga sẽ thuộc vị trí quan sát thuận lợi nhất nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ với thời gian quan sát trọn vẹn và tỉ lệ che phủ của Mặt trăng lên tới 97%, độ che phủ đậm nên sẽ cho phép Mặt trăng chuyển màu gần như trăng máu (tức nguyệt thực toàn phần) vào rạng sáng ngày 19-11 sắp tới.

Dự kiến tại Việt Nam, góc quan sát ở đây chỉ có thể nhìn thấy Mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn, tức Mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của Mặt trăng, trước và sau đó là “nguyệt thực nửa tối”.


Nguyên nhân thời gian quan sát ở Việt Nam không kéo dài như ở các nước khác là vì phần đầu của nguyệt thực, hoàng hôn vẫn chưa buông xuống nên không quan sát được Mặt trăng. 

Trạng thái nguyệt thực bán phần kết thúc lúc 17 giờ 47 phút 4 giây và trạng thái nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 19 giờ 3 phút 40 giây.

Vào ngày 19/11, từ Việt Nam sẽ trông thấy nguyệt thực từ khi trăng mọc (17 giờ 26 phút 44 giây), đạt cực đại vào lúc 17 giờ 32 phút 49 giây.

Theo Đài quan sát Holcomb từ Đại học Butler, Indiana, trong vòng 580 năm qua thì đây là lần nguyệt thực bán phần dài nhất thế kỷ và cũng dài nhất trong lịch sử.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *