Vì sao Thần Tiên không thể dùng pháp thuật “tâm muốn sự thành”?

Người xưa có một câu chúc gọi là “tâm muốn sự thành” (muốn gì được nấy), vì khó mà đạt được như ý nên câu này đã trở thành một câu chúc phúc thông dụng. Tuy nhiên, đối với Thần Phật mà nói, “tâm muốn sự thành” là chuyện hết sức dễ dàng, muốn đạt được điều gì thì chỉ trong một niệm là thành. 

Trong sách cổ cũng có ghi chép về nhiều vị đại Thần Tiên có pháp thuật cao siêu, chỉ một ngón tay là hoàn thành sự việc, nhưng cũng không thể tùy tiện làm như vậy. Thực chất, đằng sau ấy có ẩn chứa nguyên do sâu xa.

Nhà sư hiển Thần tích

Trong năm Thái Hòa nhà Đường, Thôi Huyền Lượng là Thứ sử Hồ Châu, lúc đó có một nhà sư giỏi luyện phương dược tên là Đạo Nhàn, và Thôi Huyền Lượng muốn học hỏi từ ông ấy.

Nhà sư nói: “Kỳ thực phương thuật không khó tìm tòi, chẳng qua người nào dựa vào phương thuật để được lợi thì nhất định sẽ bị trừng phạt. Nhưng ta có thể để Ngài xem xem một chút.”




Nhà sư bảo Thôi Huyền Lượng mua một cân thủy ngân, rồi bỏ vào một cái nồi đất nung, cho thêm vào một viên thạch tín, dùng gạch vuông đậy nồi lại và vùi cái nồi vào than. Chuẩn bị xong thì đốt lửa bùng lên.

Đối với Thần Phật mà nói, “tâm muốn sự thành” là chuyện hết sức dễ dàng. (Ảnh: miền công cộng)

Nhà sư nói với Thôi Huyền Lượng rằng: “Nếu chỉ luyện thành bạc thì cũng không có gì huyền bí. Ngài có thể thành tâm thành ý nghĩ về một điều gì đó, nó sẽ tự nhiên hình thành.”

Đến lúc ăn cơm, nhà sư nhấc cái nồi lên đặt vào trong chậu nước, mỉm cười nói: “Ngài nghĩ tưởng điều gì?”

Thôi Huyền Lượng nói: “Nghĩ về hình tướng của ta.”

Nhà sư bèn lấy từ trong nồi đất ra một vật cho ông ấy xem, nó giống như một mô hình làm bằng vàng, có đầy đủ đặc trưng của Thôi Huyền Lượng như mắt, lông mày, khăn chít đầu, tay cầm hốt bản.




Cầu mà không đắc ắt có huyền cơ

Tại sao một nhà sư biết phép thuật nhưng không dám tùy tiện sử dụng? Có gì ẩn chứa ở đây? 

Một người muốn đắc bất cứ điều gì đều phải dùng phúc phần của bản thân mà hoán đổi. Vì vậy, nếu muốn được thứ mà bản thân không nên có, chắc chắn phải dùng phúc đức đổi lấy. Ví như được quá nhiều vàng bạc của cải, mà kiếp sau hoặc nửa đời còn lại cũng không trả nổi, thì thậm chí phải đánh đổi cả mạng sống. Người tu hành đều hiểu rõ đạo lý này, hiển nhiên Thần Tiên càng thấu tỏ hơn hết, chỉ duy có con người không hiểu mà thôi.

Rất nhiều người tu luyện truy cầu công năng và thần thông nhưng không đắc được. Vì sao? Thực chất là Thần Phật đang bảo hộ con người. Nếu con người có thần thông, nhưng tâm tính có hạn, có thể sẽ vì lợi ích cá nhân mà làm chuyện xấu tổn hại người khác, sẽ dùng phúc đức của bản thân hoán đổi, hoặc dùng cả mạng sống để đổi lấy những thứ vốn không thuộc về mình, mà quên rằng cái được chẳng bù cho cái mất.


Chúng ta đều biết, Thần Phật muốn độ một con người là vô cùng khó, phải đợi đến thời cơ chín mùi. Vì sao phải đợi thời cơ, đại khái là phải tích lũy rất nhiều yếu tố, đặc biệt là đức của người đó phải lớn, hơn nữa còn có vấn đề duyên phận. Khi những điều này đủ thì thời cơ đến.

Nhiều người thích “muốn gì được nấy”, nhưng lại không hiểu nguồn gốc sâu xa của câu nói ấy là hết sức đáng sợ, không tích đức, mà chỉ chăm chăm cầu lợi ích thì sẽ gặp phiền phức không hề nhỏ đâu.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *