Chiếc gối mà những người phụ nữ mang theo được coi như tín vật định tình với người đàn ông mà họ đem lòng yêu.
Không chỉ trong xã hội hiện đại ngày nay mà từ thời xa xưa, đã có nhiều vụ ngoại tình xảy ra, gây ra những bi kịch khác nhau. Phụ nữ Trung Quốc thời xưa, bất kể là tiểu thư khuê các, công chúa cành vàng lá ngọc hay thường dân thường tự mang theo gối tới chỗ hẹn hò với tình nhân của mình. Thực chất, đây không phải là hành động ngẫu nhiên mà đều có lý do cả.
Theo các nhà sử gia Trung Quốc, có 3 nguyên nhân chính của việc phụ nữ thời xưa đem theo gối khi đi ngoại tình. Lý do thứ nhất đó là chiếc gối tượng trưng cho một câu chuyện tình bi ai khi 2 người yêu nhau không đến được với nhau, thậm chí còn xuất hiện trong tác phẩm thơ lãng mạn nổi tiếng. Đó chính là câu chuyện tình giữa Tào Thực với người chị dâu Chân thị.
Tào Thực là một hoàng thân của Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc, con trai của Tào Tháo, em trai của Tào Phi. Tuy không quá nổi tiếng nhưng Tào Thực vẫn được coi là một thần đồng thi phú. Ông chính là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Cảm Chân Phú” (sau này đổi thành “Lạc Thần Phú”).
Trong bài thơ này,Tào Thực đã đề cập đến một nữ nhân là Chân thị, người mà ông luôn thầm thương trộm nhớ nhưng không bao giờ đến được với nhau, bởi Chân thị là vợ của Tào Phi, tức chị dâu của Tào Thực. Chính Chân thị cũng có tình cảm với Tào Thực nhưng việc họ ở bên nhau sẽ trở thành đại nghịch bất đạo”. Sau này, Tào Thực được tặng một chiếc gối có dát ngọc và đai màu vàng, là di vật của Chân thị. Từ đó, chiếc gối trở thành biểu tượng của một mối tình đứt gánh vì duyên lỡ làng mà không thể ở bên nhau.
Lý do thứ hai, chiếc gối là một vật vô cùng thiết thực cho phụ nữ và tình nhân khi ra ngoài hẹn hò. Những cuộc tình vụng trộm của họ thường diễn ra ở những nơi hẻo lánh và vào đêm thanh vắng. Lúc ấy, chiếc gối mà người phụ nữ mang theo sẽ giúp cho cặp đôi thoải mái và dễ dàng khi “ân ái” mà không cảm thấy bất tiện, khó chịu. Điều đó cũng chứng tỏ người phụ nữ đó là người cẩn thận, chu đáo và biết suy nghĩ.
Lý do thứ ba, chiếc gối này được gọi là “gối uyên ương”, còn được coi là tín vật định tình của người phụ nữ với tình nhân của mình. Phụ nữ thời xưa khi yêu say đắm một người đàn ông nào đó sẽ đem một món đồ cô ấy yêu quý nhất trao tặng cho người đàn ông như một biểu tượng của tình yêu giữa họ. Đó có thể là chiếc trâm cài tóc, vòng tay, nhẫn hoặc một chiếc gối uyên ương.
Ảnh minh họa.
Một trong những người phụ nữ thời xưa Trung Quốc từng tặng gối uyên ương cho tình nhân của mình chính là Cao Dương công chúa, con gái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Tương truyền, Cao Dương công chúa vô cùng xinh đẹp và thông tuệ, được Đường Thái Tông vô cùng sủng ái nên đã gả cô cho con trai thứ hai của Tể tướng Phòng Huyền Linh và Phòng Di Ái.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân giữa Cao Dương công chúa và Phòng Di Ái không hạnh phúc vì tính cách 2 người trái ngược nhau. Cao Dương công chúa luôn cảm thấy chán nản nên đã sớm không còn tình cảm với chồng. Trong một lần đi ăn, Cao Dương công chúa nghỉ chân tại một ngôi chùa, đã gặp được sư trụ chì là hòa thượng Biện Cơ. Thấy Biện Cơ khôi ngô tuấn tú lại lễ phép đoan trang, Cao Dương công chúa đã tỏ lòng mến mộ. Sau đó, cả 2 bí mật qua lại với nhau bất chấp những kiêng kỵ và ràng buộc của lễ giáo.
Trong thời gian qua lại, Cao Dương công chúa từng tặng Biện Cơ một chiếc gối ngọc, coi như tín vật định tình. Chẳng ngờ sau này, chiếc gối bị một tên trộm lấy đi, sau đó lại bị quan phủ bắt giữ và tịch thu. Chiếc gối ngọc có giá trị lớn nên chắc chắn phải thuộc về một người có thân phận cao quý, tuy nhiên tên trộm lại một mực khẳng định đã lấy được từ chỗ một vị hòa thượng.
Sau khi điều tra, mối quan hệ bất chính giữa Cao Dương công chúa với Biện Cơ bị phát giác. Đường Thái Tông tức giận liền ra lệnh xử tử Biện Cơ cùng 10 người hầu đi theoCao Dương công chúa vì tội bao che. Cuối cùng, chiếc gối định tình của cặp đôi này lại trở thành bằng chứng ngoại tình, khiến họ xa lìa nhau mãi mãi.
Nguồn: DV
- Thư tịch cổ của người Babylon và người Sumer cổ đại: Thuyền Noah có thật không?
- Tiên đoán của Hawking sẽ thành hiện thực sau 3 năm? Cuộc đua tìm kiếm Trái đất thứ 2
- Các nhà khoa học đã có thể đảo ngược được thời gian