Trong Kinh Pháp Cú, tập hợp những câu thuyết Pháp ngắn gọn nhưng đầy hàm nghĩa của Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật cho rằng “tham, sân, si” là ba chất độc mà con người luôn gặp phải trong cuộc đời. “Tham” là tham vào danh, lợi, vật chất không biết khi nào mới đủ, “sân” là tức, giận, ghét bỏ, “si” là si mê, vô minh, ngu tối. Trong đó, “si” hay vô minh, mê lầm được Phật Thích Ca cho là chất độc đầu tiên, tệ hại nhất, khởi nguồn của mọi phiền não và tội lỗi của con người. Đức Phật cũng cho rằng vì con người sống trong mê nên lúc nào cũng đau khổ mà không tự biết.
Tế bào luôn chuyển động khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. (Ảnh: Gifer.com)
Những kinh điển Phật gia cũng thường thuyết rằng con người là sống trong mê lầm. Vậy, vì sao con người bị cho là đang sống trong mê? Liệu có những giải thích khoa học thỏa đáng cho điều này?
Mắt người không nhìn thấy được bản chất của sự vật
Ta thường cho rằng cặp mắt thịt được cấu tạo từ tế bào có thể nhìn thấy mọi vật thể, mọi vật chất trên thế gian. Nghĩa là ta vẫn cho rằng mình đang nhìn thấy được bản chất của sự vật.
Thật ra không phải vậy, ở khoảng cách 15cm – khoảng cách gần nhất – mắt người chỉ có thể phân biệt được vật thể có chiều rộng 0,04mm (bằng đường kính của một sợi tóc) hoặc chỉ có thể phân biệt 2 đường cách nhau 0,026cm. Mắt người không thể phân biệt được các vật thể có chiều rộng 0,02cm trở xuống.
Ta có thể nhìn thấy đám khói nhưng ta không thể nhìn thấy được các phân tử khói. Ta cũng cảm nhận được làn gió mát nhưng không thể nhìn thấy phân tử không khí.
Khi một vật thể đang đứng yên trên mặt đất, các phân tử, nguyên tử, proton, electron, hạt nhân nguyên tử bên trong nó vẫn liên tục vận động. Mắt người không thể nhìn thấy điều này. Thân thể người cũng vậy, mặc dù chúng ta có thể ngồi bất động ở kia, nhưng từ thành phần cấu thành từ tế bào cho đến phân tử, nguyên tử và xuống mãi nữa… cũng luôn chuyển động.
Ngay cả các bề mặt trơn nhẵn như mặt tấm kính, khi nhìn qua kính hiển vi điện tử thì bề mặt của chúng cũng rất sần sùi, không trơn nhẵn như ta vẫn tưởng.
Bề mặt thật sự của một tấm kính dưới kính hiển vi điện tử. (Ảnh: Shineprowindowcleaning.com)
Một vấn đề nữa, ngày nay khoa học đã dần khẳng định được sự tồn tại của các không gian khác, khác với không gian 3 chiều mà nhân loại chúng ta đang tồn tại bên trong. Với cặp mắt thịt bình thường này, chúng ta không thể nhìn thấy các cảnh tượng ở không gian khác. Nhưng những người có con mắt thứ 3 đã được kiểm chứng, họ có thể nhìn được sự tồn tại của sinh mệnh ở không gian khác.
Rõ ràng, cặp mắt thịt của con người mang lại cho chúng ta những giả tướng, khác hẳn với hình thức tồn tại thực sự của vật thể và vật chất. Đây phải chăng là nguyên nhân căn bản nhất khiến con người luôn phải sống trong mê lầm.
Con người không biết mình từ đâu đến
Cho đến nay, những người tin vào thuyết tiến hóa – vốn chỉ là một giả thiết của Darwin – cho rằng con người là từ động vật tiến hóa mà thành, còn động vật lại tiến hóa từ thực vật, thực vật lại tiến hóa từ vật chất không sống mà thành.
Nhưng cho đến nay, đã có vô số chứng cứ về các nền văn minh tiền sử, các di chỉ khảo cổ về dấu vết loài người cách đây hàng trăm triệu năm, các khám phá về sinh học phân tử, các nghiên cứu về xác suất hình thành sự sống và tính toán về khả năng đột biến dẫn đến sự tiến hóa và đặc biệt là bàn về sự hình thành ý thức và tư tưởng của con người cùng rất nhiều các chứng cứ khác nữa đều khẳng rằng con người không thể do tiến hoá tự nhiên mà thành.
Nhiều người tin rằng con người được tạo ra bởi những sinh mệnh sống có trí huệ vĩ đại trong vũ trụ – các vị Thần. Nhưng cụ thể chúng ta được các vị Thần tạo ra như thế nào thì đến nay hầu như không có ai có thể trả lời một cách rõ ràng.
Tranh vẽ Chúa tạo ra Adam trên mái vòm nhà nguyện Sistine, Vatican. (Ảnh: Michelangelo/Wikipedia)
Con người không biết mục đích của sinh mệnh của mình là gì
Nếu ta hỏi những người xung quanh rằng mục đích của họ khi sống trên thế gian này là gì, hẳn sẽ có nhiều đáp án khác nhau. Người thì nói mục đích của họ là để hưởng thụ cuộc sống, người thì cho rằng mục đích của mình là tạo dựng sự nghiệp, người thì cho rằng mục đích là nuôi dạy con cái nên người, kẻ thì nói mục đích của cuộc đời là giúp đỡ người khác…
Nhưng trong hàng tỉ người trên Trái Đất này, những người bệnh tật, tật nguyền từ lúc mới sinh, những người ở vùng xa xôi hẻo lánh, những người chạy ăn từng bữa liệu có thể hưởng thụ cuộc sống hay tạo dựng sự nghiệp? Những người từ bé đã sinh ra trong vũng lầy của xã hội, hàng ngày tiếp xúc với tranh đoạt và thủ đoạn, liệu có cơ hội nuôi dạy con cái hay giúp đỡ người khác?
Ngay cả những người có cuộc sống bình thường hay có chút thành tựu trong xã hội, có lẽ đến lúc nhắm mắt xuôi tay họ cũng không biết được mục đích chân chính của sinh mệnh mình là gì. Họ chỉ đơn giản là được sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, lập gia đình, sinh con, nuôi con lớn, già yếu và qua đời. Không ai biết được vì sao mình sinh ra và quay cuồng trong xã hội này.
Tôi là ai? Vì sao tôi lại ở đây? Tôi rồi sẽ về đâu? Là những câu hỏi mà nhiều người luôn hỏi và cũng là chủ đề bàn luận của nhiều cuốn sách. (Ảnh: TTVN/Internet)
Con người không biết mình đang rất khổ
Nhiều người cho rằng một người càng giàu có và càng mạnh khỏe thì cuộc sống càng hạnh phúc.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành người giàu có và bất cứ ai cũng chịu chi phối của quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi. Vậy thì cái hạnh phúc dựa vào sự giàu có, vật chất và sức khỏe thể trạng sẽ không tồn tại mãi mãi.
Chưa kể thêm rằng trong cuộc sống phức tạp này, mọi thứ thường diễn ra không suôn sẻ như người ta mong muốn, rất có thể hôm qua ai đó đặt điều nói xấu bạn, có thể hôm nay bạn phải buồn lòng vì đứa con ngỗ nghịch không theo ý muốn của mình… Tóm lại, con người rất khó có được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống này.
Năm 1976, trận siêu động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc giết chết 240.000 người và khiến hơn 160.000 người bị thương nặng. Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát 100 người bị đã chết lâm sàng trong trận động đất và sau đó được cứu sống trở lại để xem họ có cảm giác thế nào khi chết.
Nhưng kỳ lạ là hơn một nửa trong số 81 người trả lời khảo sát nhớ lại rằng trong suốt khoảng thời gian ở trong tình trạng chết lâm sàng, họ không cảm thấy sợ hãi, mà trái lại tâm trí của họ lại rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong tình huống đặc biệt, những người này không có một chút hoảng loạn, một số người thậm chí còn có cảm giác hạnh phúc.
Gần một nửa trong số những người trả lời khảo sát cảm giác và nhận thức được rằng ý thức hay linh hồn của mình đã rời khỏi cơ thể và di chuyển trong không trung, cảm giác vô cùng thoải mái dễ chịu. Một số người cảm thấy những năng lực siêu thường của họ tồn tại trong một không gian khác bên ngoài cơ thể.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Jacob_09/Shutterstock)
Khảo sát này dường như cũng cho ta thấy, khi không bị ràng buộc bởi thân thể xác thịt này, con người ta không hẳn là đau khổ, mà thay vào đó có thể là niềm hạnh phúc, sự bình an và cảm giác tự tại. Điều này có lẽ khác với những “phiền phức” mà thân xác thịt này mang đến cho chúng ta trong cuộc sống. Cũng có nghĩa là mang thân người hẳn là phải chịu khổ. Nhưng mấy ai trong chúng ta nhận thức được điều này?
Con người sống trong mê nên dễ làm điều xấu mà không biết
Người xưa có câu rằng “khi niệm xấu nổi lên thì quỷ thần đều biết”, nghĩa là chỉ cần có suy nghĩ không tốt thì người ta đã bắt đầu làm điều xấu rồi.
Ngày nay đã có nhiều thông tin cho thấy vật chất và ý thức là một thể thống nhất. Nghĩa là ý thức, suy nghĩ của con người đều là vật chất. Ngược lại, bất kỳ vật chất nào cũng có ý thức và tư tưởng của chúng. Khi chúng ta có suy nghĩ không tốt, vật chất xấu sẽ được tạo ra.
Nhiều người trải qua trải nghiệm cận tử báo cáo rằng họ đều trải qua một trạng thái gọi là “xem lại cuộc đời – life review“, trong đó toàn bộ cuộc đời của bản thân bao gồm hành động, suy nghĩ, tác động của họ được chiếu lại như một bộ phim.
Các nhà khoa học Nga đã phát hiện rằng thời gian tồn tại như một dòng chảy vật chất, trong dòng chảy của vật chất thời gian, tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều tồn tại cùng một lúc và ở mọi nơi. Dòng thời gian có thể được nhìn thấy qua các tấm gương thời gian. Điều này có nghĩa là, bất kỳ suy nghĩ, ý định, hành động cả tốt lẫn xấu của con người đều được lưu lại dưới dạng vật chất và tồn tại mãi với thời gian. Và, theo thuyết nhân quả, những việc xấu sẽ cần phải bồi hoàn còn việc tốt sẽ được phúc báo.
Như phía trên đã phân tích, con người không thấy được vật chất ở mức vi quan và các không gian khác bằng cặp mắt này của chúng ta. Do không hiểu được quy luật vận hành của vật chất vi tế và luật nhân quả, nên con người đang sống trong mê, trong vô minh rất dễ làm điều xấu mà không tự hay biết. Trong tương lai họ phải hoàn trả cho những việc này.
Ảnh minh họa cho khái niệm “nhân quả”. (Ảnh: Alberto Andrei Rosu/Shutterstock)
Rõ ràng, lời giảng của Đức Phật rằng con người đang sống trong mê lầm là hoàn toàn có lý. Vậy làm sao để giúp con người sống tỉnh táo và bớt mê lầm hơn?
Có lẽ, chỉ khi con người xuất thiện tâm, bỏ đi những định kiến và tư tưởng cố hữu, hết lòng tu sửa bản thân thì chính Giác mới hé lộ. Chỉ khi đó, những ngu kiến, vô minh và mê lầm của con người mới dần dần được gạt bỏ.
Nguồn: TTV