Trước khi nhập thổ, một tấm vải trắng sẽ được phủ lên mặt của người chết. Tấm vải sẽ không được gỡ xuống cho đến khi an táng.
Nhiều người cho rằng đây chỉ là mê tín nhưng thực tế không phải vậy, nó có cơ sở khoa học.
Sau khi một người chết đi, cơ thể mất quyền kiểm soát não bộ, mọi hoạt động sinh lý bình thường sẽ ngừng lại. Cơ thể lúc này không còn khả năng tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn. Nếu không có kháng thể, những vi khuẩn sống dựa vào con người sẽ được duy trì bằng cách “hút chất dinh dưỡng” trong cơ thể con người. Hiện tượng thối rữa sau khi chết của con người bắt nguồn từ điều này.
Ngoài những vi khuẩn đã tồn tại ở trong cơ thể người, những vi khuẩn khác sẽ được sản sinh ra sau khi một người chết. Trước khi chết mọi người vẫn ăn, điều này làm cho người đó sau khi chết vẫn còn rất nhiều thức ăn chưa tiêu hóa được, do dạ dày không còn sản xuất axit dịch vị nên những thức ăn này không thể phân hủy được, vi khuẩn và thậm chí vi sinh vật còn sót lại trong đó sẽ tồn tại, phát triển.
Hầu hết các loại vi khuẩn này đều vô hại đối với cơ thể người và không thể lây truyền, nhưng vẫn có một số ít trong số chúng, giống như vi rút cúm sẽ lây truyền trong không khí ở khoảng cách ngắn.
Vì vậy, để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút có hại từ đường hô hấp của người đã khuất thải ra ngoài, người ta sẽ phủ khăn trắng lên mặt người đã khuất.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng lý do dùng vải trắng để che mặt là để phòng ngừa hiện tượng “chết giả”.
Lớp vải mỏng, màu trắng sẽ dễ dàng lay động khi cơ hơi thở nên giúp thân nhân có thể phát hiện kịp thời nếu người đó tỉnh lại. Tuy nhiên trường hợp này hi hữu xảy ra nên số lượng người có thể sống lại vô cùng ít. Và thường chỉ là những người già, người nằm một chỗ do bại liệt.
Lý giải cho hiện tượng “chết giả” là khi khí tức yếu ớt, tim đập không rõ, thân thể có biểu hiện như đã chết nhưng lại không phải chết thật. Chỉ cần dịch độc trong cơ thể tiêu mất hoặc vì một nguyên nhân nào đó, người này sẽ sống lại. Do đó, việc đắp khăn trắng lên mặt có mục đích là để người thân có thể dễ dàng phát hiện ra hơi thở của người chết lâm sàng.
Còn lý giải về mặt tâm linh thì nguyên do đắp vải trắng là do khi vừa tắc thở, người chết được xem như vừa trải qua một giấc mộng. Và giấc mộng này chính là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp sống mới. Việc che mắt sẽ giúp linh hồn người đó được thanh thản, yên ổn mà sang thế giới bên kia. Người chết sẽ không còn phải lưu luyến vấn vướng với thể giới này, việc đầu thai chuyển kiếp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Việc người chết phải che mặt được xem là phong tục từ xa xưa. Tuy rằng đằng sau mỗi phong tục sẽ có những ý nghĩa sâu xa khác nhau, nhưng điểm chung chính là để che đi khuôn mặt người đã khuất, giúp người sống không quá đau lòng.
Nguồn: DV
- 7 công trình khoa học vĩ đại thay đổi thế giới ra đời nhờ giấc mơ
- Số phận của Napoleon phải chăng được quyết định bởi… chiếc cúc áo?
- Nhôm không phải là phát minh hiện đại, người cổ đại đã tạo ra nó từ 7.000 năm trước