Ngày nay, khi nhắc tới loài mèo, người ta hay hình dung đến những chú mèo lười biếng sưởi nắng, vờn bướm, hay phá phách như những con boss lắm chiêu.
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng là đặc biệt yêu thích mèo, thậm chí còn tạo ra nghĩa trang vật nuôi đầu tiên trên thế giới để lập mộ cho loài mèo. (Ảnh: Getty image)
Nhưng trong văn hóa Ai cập cổ đại, loài mèo có ý nghĩa đặc biệt khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, thậm chí còn tạo ra nghĩa trang vật nuôi đầu tiên trên thế giới để lập mộ cho loài mèo.
Mèo được cho là hiện thân của nữ Thần Mafdet và nữ Thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại tin rằng con mèo là hiện thân vị Thần của mình. Theo tư duy về tôn giáo của người Ai Cập cổ, bên cạnh sự hữu ích của mình trong gia đình (đuổi rắn, bắt chuột), thì mèo còn gắn liền với các vị Thần. Trong thế giới quan của người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì chúng ta nghĩ. Các vị Thần trong tôn giáo Ai Cập cổ thường gắn liền với hình ảnh những loài vật như chim ưng, bọ hung, chó… Và mèo được cho là hiện thân của nữ thần Mafdet và nữ thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập.
Tượng đồng Gayer-Anderson cat, hiện thân của Thần Bastet. Hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Anh. (Ảnh: Wikipedia)
Nữ Thần Bastet thường được miêu tả là một con sư tử hoặc một con mèo. Loài mèo được tôn sùng tới mức việc làm hại hay giết mèo sẽ bị quy là làm tổn hại một vị Thần. Và hình phạt cho hành động này chỉ có thể là cái chết!
Nữ Thần Mafdet được thờ phụng để cầu mong sự bảo vệ khỏi nọc độc của các loài rắn và bọ cạp sa mạc. Đây đều là những loài mà mèo có thể săn và ăn được. Ở vùng Hạ Ai Cập, nữ Thần Bastet cũng có ý nghĩa tương tự. Nữ Thần này được cho là hiện thân của mặt trời, dưới hình dạng đầu mèo thân người.
Nữ Thần này được cho là hiện thân của mặt trời, dưới hình dạng đầu mèo thân người. (Ảnh: Wikipedia)
Truyền thuyết cho rằng cả nữ Thần Mafdet và Bastet đều có nguồn gốc từ Mau – một giống mèo rừng chuyên bảo vệ những cây thiêng trong rừng khỏi rắn hổ mang bằng cách vồ bắt và cắn đứt đầu con rắn.
Một nữ Thần khác là Sekhmet – Nữ Thần chiến tranh, với nhân dạng là mình người đầu sư tử cái. Tên của Sekhmet có nghĩa là “Người mạnh mẽ” hoặc “Nữ Thần của nỗi khiếp sợ”. Sekhmet được cho là hiện thân của Hathor, con gái thần Ra.
Mèo được coi là giải pháp tối ưu để chống lại chuột và rắn độc
Vào thời cổ đại, mèo được coi là giải pháp tối ưu để chống lại chuột và rắn độc thường hay xuất hiện quanh những nơi có người sinh sống. Người dân bắt đầu để thức ăn xung quanh nhà mình để mèo thường xuyên lui tới. Dần dà, mèo hoang bắt đầu được thuần chủng và trở thành mèo nhà ở Ai Cập.
Vì tính Thần Thánh của mình mà vào thời Ai Cập cổ đại, người dân thường không được phép nuôi mèo. Chỉ có những pharaoh trị vì Ai Cập – người được xem là hiện thân của Thần linh trên trái đất – mới có thể nuôi mèo được mà thôi!
Mèo được ướp xác
Đấy cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc vì sao bên cạnh những xác ướp pharaoh, xác ướp người cổ đại ở Ai Cập, người ta còn ướp cả xác mèo? Và tại sao không hề (hoặc cực kỳ ít) có xác ướp chó hay những con vật khác?
Hàng chục xác ướp mèo được tìm thấy tại Ai Cập. (Ảnh: GETTY IMAGES)
Chính vì vai trò và tầm quan trọng của mình mà khi chết đi, mèo sẽ được ướp xác. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, một cuộc khai quật ở nghĩa trang Beni Hasan ở miền Trung Ai Cập đã tìm thấy hơn 200.000 xác ướp động vật, trong đó đại đa số là xác ướp mèo. Điều này cũng cho thấy rằng vào thời cổ đại, nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa liên quan đến mèo (thức ăn, các loại dầu sáp để ướp xác…) cũng đã rất phát triển.
Nguồn: NTDVN – Theo Visiontimes
- 5 sự kiện Thần bí chấn động được giấu kín tại Trung Quốc
- Huyền cơ đằng sau vụ điều trần UFO tại Quốc hội Mỹ
- Làm cách nào các nhà khoa học có thể vẽ được bản đồ dải Ngân Hà?