Quá trình tổ chức lễ tang của các phi tần thường diễn ra trong nhiều ngày, vậy thì thi thể của họ bảo quản thế nào?
Nguyên do chính là để bảo toàn tôn nghiêm
Thời phong kiến, xã hội phân chia giai cấp vô cùng nghiêm ngặt. Nếu sinh ra là thường dân đồng nghĩa với việc cả đời sẽ sống trong cảnh nghèo đói. Nhiều người thậm chí còn phải làm nô lệ cho người giàu, bị coi thường khinh bỉ. Khi mất ngay cả việc được chôn cất tử tế cũng khó huống hồ gì mong có được một nghi lễ chỉn chu.
Khác với thường dân, các quý tộc lại có một sự ưu ái hơn hẳn. Đặc biệt là các phi tần trong cung, tang lễ của họ thường được thực hiện theo nghi thức cao quý của một thành viên hoàng tộc. Không những phải tổ chức long trọng, tang lễ của họ còn phải tuân theo rất nhiều quy tắc, kéo dài trong nhiều ngày.
Các phi tần xưa được coi như thành viên hoàng tộc nên tang lễ khác xa thường dân. (Ảnh: Baidu)
Chúng ta đều biết, con người sau khi chết, cơ thể sẽ có nhiều biến đổi nhất định. Đầu tiên là xuất hiện những dấu hiệu phân hủy. Các phi tần khi qua đời thường không được mai táng ngay mà cần giữ lại vài ngày để thực hiện đủ nghi thức của hoàng gia. Tuy nhiên, quá trình tổ chức diễn ra lâu như vậy thì thi thể của họ bảo quản thế nào?
Vì vậy, hoàng gia đã nghĩ ra 1 cách để giữ cho cơ thể của các phi tần hạn chế những ảnh hưởng do việc phân hủy gây ra. Sau nhiều lần nghiên cứu, họ nhận thấy rằng phần nội tạng trong cơ thể thường phân hủy nhanh hơn lớp da bên ngoài, nên các thi thể sẽ xuất hiện hiện tượng có dịch thể chảy ra qua lỗ hậu môn. Vì vậy, họ đã dùng viên ngọc nhét vào hậu môn với mục đích tránh việc dịch nội tạng chảy ra ngoài. Cách làm này là để giữ thi thể của các phi tần luôn khô ráo, tránh mùi của dịch thể thu hút các loại côn trùng, ảnh hưởng tới buổi lễ quan trọng, giúp giữ vững tôn nghiêm của họ.
Sau khi chết, người ta sẽ dùng ngọc để bịt kín hậu môn của các phi tần. (Ảnh: Baidu)
Người xưa cho rằng ngọc bội có tác dụng chống phân hủy, họ quan niệm người chết giữ thân thể toàn vẹn thì sang thế giới bên kia linh hồn cũng được toàn vẹn. Họ đổ vào quan tài một lượng lớn thủy ngân. Để tránh việc thủy ngân chảy vào trong và phá hủy thân thể, các phi tần sẽ được bịt kín các bộ phận cơ thể như: mắt, mũi, tai, miệng và cơ quan sinh sản bằng ngọc. Ngoài ra thời phong kiến mọi người đều tin rằng tuy con người mất đi nhưng nguyên khí trong cơ thể vẫn còn, nếu như bịt kín các lỗ trên cơ thể sẽ giữ được nguyên khí, cơ thể mãi trường tồn.
Có rất nhiều loại ngọc, để chọn ra loại phù hợp với cơ thể của người chết là việc đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ. Do đó, phần lớn trong miệng các phi tần thường đặt ngọc thiền (viên ngọc có hình con ve). Người xưa muốn qua đó bày tỏ tâm niệm người chết sẽ tái sinh. Giống như con ve, chúng vùi mình trong đất chờ đợi, sau một thời gian sẽ thoát khỏi lớp vỏ và bay ra ngoài bắt đầu một cuộc sống mới.
Ngoài hậu môn, họ còn dùng ngọc để bịt cửu khiếu của người chết. (Ảnh: Baidu)
Người xưa không dùng vàng hay bạc là vì ở thời phong kiến, vua chúa quan niệm ngọc là tinh hoa của đất trời, có thể chữa lành rất nhiều bệnh. Nếu như gắn ngọc lên cơ thể của các phi tần không chỉ chống được sự phân hủy cơ thể, linh hồn không bị tổn hại mà còn giúp họ đời đời kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.
Tuy nhiên, dựa trên kiến thức khoa học ngày nay thì việc dùng ngọc để giữ cơ thể không phân hủy là điều vô lý. Nhưng vào thời phong kiến xưa, mọi người tin tưởng nhiều vào quan niệm có phần vô lý như trên. Họ cho rằng, phi tần là vợ của vua, là người thuộc dòng dõi quý tộc, khi mất đi cũng phải được hưởng những điều tốt đẹp. Vì thế, hoàng gia mới sử dụng cách dùng ngọc bịt cửu khiếu của các phi tần khi họ chết đi.
Nguồn: KH
- Nghiên cứu của Israel xác nhận cá vàng có thể “lái xe”
- Chuỗi ngày kinh hoàng sau khi chết của những người tự sát
- San lấp mặt bằng, phát hiện “nơi thời gian bị đóng băng” 1.500 năm