Vì sao chúng ta không thể khai quật những kim tự tháp ở Nam Cực?

 Chúng ta đã biết rằng diện tích Nam Cực rộng 14,2 triệu km2, tức là rộng gấp đôi Australia nên được coi là lục địa thứ 5 trên hành tinh.

Cách đây khoảng 170 triệu năm, Nam Cực là một phần siêu lục địa gọi là Gondwana. Nam Cực dần dần tách ra khỏi lục địa Gondwana cách đây khoảng 25 triệu năm.

Theo nghiên cứu, không phải Nam Cực lúc nào cũng lạnh, khô và phủ đầy băng. Xưa kia, Nam Cực nằm dịch sang phía bắc nhiều hơn, từng có khí hậu nhiệt đới với rừng cây che phủ và có một số dạng sự sống cổ đại.

Hiện nay, băng Nam Cực dày hơn 1km, phủ chiếm 98% băng trên hành tinh. Bạn hãy tưởng tượng xem người cổ đại đã sống thế nào với thực vật và rừng cây bao phủ Nam Cực, giờ đây trở thành hóa thạch bị chôn vùi dưới băng.




Người thám hiểm Nam Cực.

Ngày nay không có ai sống ở Nam Cực, chỉ có các nhà khoa học đến khám phá và biết rằng nơi đây từng là mảnh đất lý tưởng của nền văn minh cổ đại. Đoàn thám hiểm người Nga chính thức coi Nam Cực là lục địa băng vào năm 1820.

Đã có những truyền thuyết và lời đồn đại về lục địa Terra Australis ở cực nam thời xa xưa. Nhà triết học và khoa học Aristotle đã từng viết sách về khí tượng Nam Cực. Nhà địa lý, toán học kiêm người vẽ bản đồ Marinus, người Hy Lạp, đã đưa tên Nam Cực vào bản đồ thế giới và thế kỷ 2 SCN.

Bản đồ vẽ lục địa Terra Australis.




Từ thời kỳ Ptolemy thế kỷ 1 sau CN, người ta cho rằng từng có vùng đất gọi là Terra Australis là lục địa rộng lớn nằm phía nam hành tinh, cân bằng với vùng đất phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Phi.

Tiến sĩ Vanessa Bowman thuộc trường ĐH Leeds (Anh) cho biết: “Cách đây 100 triệu năm, Nam Cực có rừng cây xum xuê bao phủ giống như New Zealand hiện nay”.

Các cuộc thám hiểm Nam Cực rất tốn kém và khó thực hiện. Người nào không có những trang bị thích hợp thì không thể sống lâu trên băng giá nên rất khó tìm kiếm bằng chứng những kết cấu xây dựng cổ đại ở Nam Cực.

Một nhóm nhà khoa học người Nga, Mỹ và 8 nhà thám hiểm đã thấy tối thiểu 3 kim tự tháp do con người xây dựng ở Nam Cực có chóp băng tan chảy.

Những núi băng Nam Cực đáng nghi ngờ là kim tự tháp.




Họ đã đặt ra một số giả thuyết: Có phải Nam Cực từng ấm áp nên người cổ đại sống được? Nếu đã từng có nền văn minh tiến bộ tồn tại ở Nam Cực thì có phải các kết cấu xây dựng đó đã bị băng giá chôn vùi? Những kết cấu xây dựng bí ẩn đó là gì? Có kim tự tháp chôn vùi dưới băng không?

Khi chúng ta khám phá ra những kim tự tháp ở Nam Cực chắc chắn sẽ thấy bất ngờ và làm thay đổi kiến thức lịch sử.

Cuộc khám phá Kim tự tháp ở Nam Cực do những người săn tìm UFO, nhà lý luận về người cổ đại ngoài hành tinh và các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích về những kết cấu xây dựng kỳ lạ này.

Họ tranh luận với 2 luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng Nam Cực ẩn chứa nhiều căn cứ bí mật của người ngoài hanh tinh.


Bên kia cho rằng sự hình thành những kết cấu như kim tự tháp là sự hình thành địa lý tự nhiên.




Chúng ta còn biết quá ít về lịch sử cổ đại. Có lẽ con người đã sinh sống trên Trái Đất lâu hơn chúng ta tưởng. Chúng ta vẫn chưa thể biết nền văn minh cổ đại Nam Cực đã phát triển thế nào và vì sao Nam Cực bị thay đổi khí hậu thành lạnh giá.

Để các nhà nghiên cứu khai quật được những kết cấu xây dựng bị băng chôn vùi thì cần làm tan chảy rất nhiều băng.

Một núi phủ băng nam Cực trông giống Kim tự tháp.

Băng tan chảy làm nước biển dâng lên. Nếu làm tan chảy toàn bộ băng Nam Cực thì gây đại họa cho nhiều vùng ven biển trên hành tinh. Đó là lý do trở ngại lớn khiến chúng ta không thể thấy các kim tự tháp ở Nam Cực

Theo các nhà nghiên cứu bán đảo Nam Cực bị cảnh báo ấm lên 2,8 độ C – là nơi ấm lên nhanh nhất thế giới.

Nguồn: ĐKN – Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *