Vết nứt khổng lồ xuất hiện ở châu Phi: “Phải chăng lục địa đen đang chia làm hai?”

Một vết nứt khổng lồ kéo dài vài km và đang tiếp tục phát triển ở Kenya đang làm dấy lên lo ngại châu Phi có thể bị tách đôi trong thời gian tới. 

Ngày 18 tháng 3 vừa qua, một vết nứt khổng lồ đã xuất hiện ở Kenya với chiều dài 4km, rộng đến 20m và sâu xuống 50m khiến giới khoa học bất ngờ vì chưa từng chứng kiến một hiện tượng nào lạ như vậy.

Vết nứt xuất hiện ở Suswa, cách thủ đô Nairobi của Kenya vài km. Do xuất hiện quá đột ngột cùng các hoạt động địa chấn khiến tuyến đường cao tốc thương mại Mai Mahui Narok bị tê liệt. Tuy không thiệt hại về người và tài sản nhưng sự xuất hiện bất ngờ của vết nứt cũng khiến người dân xung quanh sợ hãi.

Một phụ nữ nói với kênh thông tin France Info:

“Ngày hôm đó, mẹ gọi gọi cho tôi, nói có những vết nứt lớn trong nhà, có vẻ như ngôi nhà sắp bị nuốt chửng xuống lòng đất. Bà quả thật rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh ấy.”

Vết nứt khổ lồ xuất hiện ở Kenya. (Ảnh: Epoch Times)

Những hình ảnh ấn tượng đã lan truyền khắp thế giới qua các phương tiện truyền thông.

Nhiều luồng ý kiến được đưa ra, một số nhà khoa học phỏng đoán rằng sự kiện này là khởi đầu của việc lục địa châu Phi đang bị tách đôi, một trong số đó là lý thuyết của Lucia Perez Diaz – nhà khoa học tại Đại học London nêu ra trong The Conversation.

(Ảnh: Plumas Atómicas)

(Ảnh: Het Nieuwsblad)

Vùng Suswa nằm ở thung lũng Grand Rift, trải dài khoảng 6.000km từ Bắc xuống Nam châu Phi. Quần thể địa chất này gồm một loạt các vết nứt, đứt ngãy chia đôi vùng Sừng châu Phi.

Theo nhà khoa học Lucia Perez Diaz cho biết:

“Thung lũng Rift Đông Phi trải dài hơn 3.000 km từ Vịnh Aden ở phía bắc tới Zimbabwe ở phía Nam, tách mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không đồng đều: mảng Somali và Nubian. Các hoạt động địa chất dọc theo phía đông của thung lũng trở nên ngày càng rõ ràng khi vết nứt lớn đột ngột xuất hiện ở tây nam Kenya.”

Nhiều nhà địa chất cho rằng không quá 50 triệu năm nữa, lục địa châu Phi sẽ bị tách đôi tại Thung lũng Grand Rift này. Như vậy, Somalia, một nửa Kenya, Tanzania và Ethiopia sẽ hình thành nên một lục địa riêng, tách khỏi phần còn lại của châu Phi như hiện nay.

Sơ đồ kết cấu của thung lũng Grand Rift. (Ảnh: Wikipedia)

Nhà địa chất học người Kenya, David Adede chia sẻ với tờ Express rằng:

“Các vận động kiến ​​tạo trong lớp vỏ và lớp phủ Trái Đất đã khiến những khu vực địa chất yếu trồi lên trên mặt đất. Mỗi năm, thung lũng Grand Rift sẽ tách đôi Châu Phi tốc độ 2,5 cm mỗi năm, điều này giải thích tại sao phải mất 50 triệu năm nữa mới có thể xảy ra hiện tượng tách đôi.”

Các vết nứt là giai đoạn đầu tiên của sự tách ra của lục địa. Nếu đây là sự thật, 1 vùng biển mới có thể hình thành trong tương lai. Kịch bản này đã xảy ra khi một mảng đất rộng lớn tách đôi khoảng 138 triệu năm trước, tạo ra Nam Mỹ và Châu Phi bây giờ.

Đường nứt kéo dài là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi đang dần tách ra. (Ảnh: The Conversation)


Tuy nhiên, một số chuyên gia địa chất khác lại nhận định rằng sự xuất hiện của vết nứt này chỉ đơn giản là do những trận mưa lớn (xảy ra trong khu vực trong những tuần và những ngày trước đó) gây ra mà thôi nhưng những trận mưa cũng không thể tạo ra được những vớt nứt dài và sâu như thế này.

Trong khi chờ đợi vén bức màn bí ẩn của sự xuất hiện vết nứt khổng lồ này, công việc sửa chữa đường bộ, đường sắt và cầu đang được triển khai.

Dù vậy, nỗi lo sợ vẫn bai trùm lên nhiều dân cư quanh khu vực này. Các cư dân thất vọng nói với tờ Ouest-France rằng: “Công việc này chẳng khác nào đặt một tấm gạc lên một cái chân gỗ vậy. Chúng tôi có dự cảm không lành về một thảm họa sắp xảy ra.”

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *