Là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn, Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về vùng đất này, trong đó có ảnh phản ánh vẻ đẹp thiếu nữ Việt xưa.
Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã giới thiệu đôi nét về tiểu sử và tác phẩm của Émile Gsell (1838-1879) – nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Ông Hiệp cho biết Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về cảnh quan, đời sống, chân dung con người ở vùng đất này và các nơi khác ở Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh (chụp khoảng những năm 1875-1879) phản ánh nét đẹp của những thiếu nữ Việt xưa. Ảnh gương mặt khả ái của một tiểu thư ở Nam Kỳ.
Émile Gsell đến Nam Kỳ vì nghĩa vụ quân sự, nhưng sau đó được giải ngũ khi ông được thuyền trưởng (capitaine de frégate) Ernest Doudart de Lagrée tuyển dụng trong đoàn thám hiểm sông Mê Kông (Commission d’exploration du Mékong) cùng trung úy (lieutenant de vaisseau) Francis Garnier năm 1866-1868. Ông là người đầu tiên chụp ảnh đền Angkor với các đoàn thám hiểm. Sau chuyến đi này, ông mở văn phòng nhiếp ảnh ở Sài Gòn, Gsell Photographie. Ảnh tiểu thư con một nhà giàu với trang phục lụa là bóng bẩy, cổ đeo kiềng bạc.
Ảnh thiếu nữ xứ Bắc Kỳ cầm quạt, đầu đội khăn xếp, ngồi trên ghế gỗ.
Trong thời gian 11/1876-1/1877, ông theo chân trung úy hải quân Kergadarec trở lại sông Hồng. Trong hai dịp này cùng đi với ông là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp Jean Baptiste Pellissier. Ông là người đầu tiên chụp chân dung của một phụ nữ Việt Nam ở Bắc Kỳ (Tonkin). Ảnh một người phụ nữ Bắc Kỳ khá giả ngồi trên ghế gỗ, đứng bên cạnh là một cô bé người ở.
Ảnh chân dung (bán thân) một người phụ nữ ở miền Bắc.
Ảnh một phụ nữ An Nam với chiếc áo dài tay chẽn, chân đi đất, đầu đội nón cụ.
Émile Gsell có triển lãm hình ở Hội chợ thế giới Vienne (Áo) và được huy chương triển lãm. Ông tìm hiểu, tập trung để ý đến chụp hình về đời sống, tập tục của người dân bản xứ. Ảnh 2 người phụ nữ mặc áo dài, tay chẽn, người phụ nữ bên trái búi tóc kiểu Nam Kỳ (tóc bánh lái), còn người phụ nữ bên phải đầu đội nón cụ.
Phòng studio chụp hình của Émile Gsell ở Sài Gòn gần nhà những người Việt giàu có và họ thường đến để được ông chụp chân dung cho họ. Ảnh một người phụ nữ tương đối khá giả ở Nam Kỳ.
Ảnh bán thân của một người phụ nữ Nam Kỳ.
E. Gsell mất vào ngày 16/10/1879, tại Sài Gòn. Các tư liệu ảnh ông để lại được ông O.Wegener dùng, sau đó ông Vidal kế thừa. Ảnh một người phụ nữ mặc áo dài, tóc búi kiểu bánh lái, khoác phía sau lưng chiếc nón cụ.
Nguồn: DV
- 3 trường hợp “dịch chuyển tức thời” bí ẩn nhất trong lịch sử
- 6 phát minh thay đổi lịch sử quân sự thế giới mãi mãi
- Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: “Chìa khóa” trường sinh của loài người?