Vật thể xuyên không kỳ lạ ở mộ thường dân: Nếu nó “thức tỉnh”, con người có thể mất mạng!

Chỉ cần thứ này ‘thức tỉnh’, con người có thể mất mạng như chơi!

Năm 2004, tại một công trường ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, Trung Quốc, một nhóm công nhân bỗng phát hiện cái hố lớn kỳ lạ. Tất cả mọi người đều tò mò về chiếc hố sâu hút này. Một số người ”đánh liều” đi xuống và phát hiện ra rất nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ nằm rải rác trong hang.

Vật thể suýt lấy đi tính mạng của đoàn khảo cổ. Hình ảnh: 163

MỘ CỔ NGUYÊN VẸN LẠ THƯỜNG

Họ vốn không biết đây là gì nhưng cũng không dám chủ quan nên đã báo lên cấp trên. Các chuyên gia khảo cổ đến hiện trường thì nhận ra ngay đó là một ngôi mộ cổ.

Khi đoàn khảo cổ khảo sát địa điểm, họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện đây đúng là một hệ thống lăng mộ đồ sộ ẩn sâu dưới lòng đất. Viện Di tích Văn hóa lập tức thống nhất với đội thi công đình chỉ công việc hiện tại để tiến hành khai quật bảo vệ.

Theo đánh giá sơ bộ thì đây là khu lăng mộ của từ thời Đông Hán.

Sau khi khai quật sơ bộ, đoàn khảo cổ đã phát hiện ra những ngôi mộ cổ ở đây có quy mô lớn và quan trọng nhất là chúng được bảo vệ rất tốt. Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân khiến nhóm lăng mộ này được bảo quản tốt như vậy có lẽ liên quan đến sông Vĩnh Định.

Nơi phát hiện ra mộ cổ. Hình ảnh: 163

Sử sách ghi lại, sông Vĩnh Định bị ngập lụt nhiều lần. Do lũ lụt, rất nhiều phù sa đã bị cuốn vào quận Đại Hưng và tạo thành lớp phủ dày. Chính phù sa này đã bảo vệ quần thể lăng mộ suốt thời gian qua.

Trong hệ thống lăng mộ, đoàn khảo cổ đã có một phát hiện đặc biệt nằm ở ngôi mộ của dân thường. Khi nhắc đến mộ cổ, nhiều người luôn nghĩ đến lăng tẩm của vua chúa. Nhưng thời xưa không chỉ các bậc quyền quý rất chú trọng đến lăng tẩm mà những người bình dân cũng dành rất nhiều tâm huyết cho nơi an nghỉ cuối cùng.

Mộ dân thường khác với lăng mộ quý tộc, vì người họ có tài chính hạn hẹp nên quan tài được làm bằng gạch, rất kỳ dị. Trong các lăng mộ thường dân không có nhiều bảo vật nhưng có nhiều đồ gốm sứ và tiền đồng.

Văn hóa tang ma của người Hồ được phát lộ trong các ngôi mộ cổ cho thấy nơi đây có thể là ”ngã ba” của người Hán và người Hồ thời bấy giờ.

VẬT THỂ ”CHẾT NGƯỜI” ẨN MÌNH DƯỚI MỘ CỔ

Tuy nhiên, khám phá kỳ lạ nhất ở ngôi mộ này lại không phải là những thứ đã nhắc đến ở trên. Khi đoàn khảo cổ đang khai quật, họ đã tìm thấy một thứ tương tự như một chiếc ấm đồng được bọc trong bùn. Tất cả mọi người đã bị sốc khi biết rằng đó thực sự là một viên đạn pháo.

Việc tìm thấy di vật trong ngôi mộ cổ không phải là chuyện lạ, nhưng đây là lần đầu tiên họ tìm thấy một quả bom!

Vì không biết liệu nó có phát nổ nên các thành viên trong nhóm không dám nhúc nhích. Họ đã liên hệ với cảnh sát và nhờ tới đội chuyên phá bom mìn chuyên nghiệp. Khi các nhà chuyên môn quan sát quả đạn, người ta nhận thấy đó là đạn cối và có thể phát nổ.

Các chuyên gia đã cẩn thận lấy đạn pháo ra và đưa đến nơi an toàn để kích nổ. Do nó quá nguy hiểm và có thể phát nổ bất cứ lúc nào nên tất cả mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài cách xử lý trên.

Viên đạn vẫn chưa phát nổ. Hình ảnh: 163

Và vì vỏ đạn đã bị phá hủy trong vụ nổ, người ta không còn biết nó xuất xứ như thế nào, mọi giả thuyết đưa ra chỉ có thể phỏng đoán.

Một số chuyên gia cho rằng quả đạn pháo này có thể do còn sót lại từ những cuộc chiến tranh trước đây. Nó vô tình rơi xuống đây nhưng không phát nổ nên nằm lại bên trong.


Tuy nhiên, có nhiều điều chưa thỏa đáng với suy đoán này. Vì sức xuyên của đạn cối chỉ ở mức trung bình, và rất khó để xuyên qua một bề mặt dày như vậy và đi vào lăng mộ. Hơn nữa, thời gian phát nổ của nó khá nhanh nên, khó có thể di chuyển vào lòng đất trong với khoảng cách lớn như vậy.

Ngoài ra còn có suy đoán rằng những kẻ trộm mộ đã mang nó vào. Tuy nhiên họ không tìm thấy dấu vết hư hại của các ngôi mộ ở đây.

Kể từ đó đến nay, lai lịch của viên đạn pháo vĩnh viễn trở thành một bí ẩn. Đây cũng là trường hợp hiếm hoi mà các nhà khảo cổ gặp phải.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *