Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại

Con người ngày nay rất thích thú với nền văn minh hiện đại nhưng bên cạnh đó lại phải chịu đựng những căn bệnh hiện đại.

Thực tế cho thấy, khoa học hiện đại góp phần vào sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sống một cách tự nhiên, đồng thời đưa chất độc vào cơ thể con người. Bù lại, nó chỉ mang đến cho con người sự thoải mái nhất thời.

Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Dường như chúng ta không thể hiểu được con người ngày xưa hạnh phúc như thế nào. Thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo. Họ sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. 

Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu. Nó bồi bổ tâm hồn và thể xác của con người. Vậy mà con người hiện đại chỉ ưa chuộng đấu tranh trong đau khổ, muốn được bận rộn và không bao giờ được tận hưởng niềm vui. Nhiều người ngày nay đã đánh mất đức tính, bao gồm sự thận trọng, cần cù, nhẫn nhịn, hòa ái và nhã nhặn.

Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại. Chúng ta giải quyết vấn nạn này như thế nào? Chỉ khi ngừng đặt mình ở góc nhìn của nền khoa học và văn minh hiện đại này, thì chúng ta mới có thể hiểu và giải quyết được.

1. Lối sống không điều độ khiến âm-dương mất cân bằng

Người cổ đại tin rằng sự tương hỗ giữa âm và dương đã tạo nên vũ trụ và vạn vật. Sự vận động của vũ trụ, bao gồm mọi vật chất, là chiểu theo quy luật tương sinh và sự cân bằng âm dương. “Người thuận theo trời đất và hòa hợp với mặt trăng mặt trời; thuận theo tự nhiên, ngăn ngừa tà khí, nuôi dưỡng khí dương vào mùa xuân và mùa hạ, nuôi dưỡng khí âm vào mùa thu và mùa đông; chống lại khí mùa xuân sẽ hại gan, chống lại khí mùa hè sẽ hại tim, chống lại khí mùa thu sẽ hại phổi, chống lại khí mùa đông sẽ hại thận. Những điều này dạy con người về mối quan hệ giữa việc điều phối cuộc sống và sự thay đổi của các mùa.

Tại mỗi thời khắc, cuộc sống phải có trật tự và hòa hợp với sự thay đổi của âm dương. Cổ nhân dạy rằng: “Người nào muốn thu khí dương thì phải ở ngoài trời vào ban ngày. Khi mặt trời mọc lúc sáng sớm cũng là lúc khí xuất hiện. Khí lên đến đỉnh điểm vào giữa trưa, và tản dần vào buổi chiều. Cánh cổng khí bị đóng lại sau khi trời tối. Do đó, con người không nên vận động gân cốt sau khi mặt trời lặn. Nếu làm ngược lại với thời khóa biểu kể trên thì cơ thể của người đó sẽ lãnh chịu hậu quả”. 

Rõ ràng rằng nếu sinh hoạt của con người trái với quy luật của các mùa và âm dương của ngày đêm, cơ thể người sẽ bị rối loạn. Hậu quả là sự mất cân bằng âm dương, có thể dẫn đến bệnh tật. Chẳng phải cuộc sống về đêm và các thú vui thân xác ngày nay đều mất hòa hợp với sự vận hành âm dương của vũ trụ hay sao? Người xưa nói: “Trong số mọi bệnh tật, hầu hết đều gây bởi việc thức dậy sớm, uể oải suốt cả ngày, bị kích thích vào chiều muộn, và vận động mạnh vào ban đêm”. Tức là các dấu hiệu bệnh tật của con người có một mối quan hệ nhất định với sự biến hóa âm dương. Nhiều người đã trải qua những tình huống tương tự và y học hiện đại cũng xác nhận điều này.

“Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc”. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh. Họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài, thường là hơn 100 năm. Nhiều người ngày nay lại khác hẳn. Họ nhậu nhẹt và đắm mình trong những sinh hoạt bất thường. Khi say xỉn, họ đã làm cạn sinh lực của mình. Người ta không biết cách bảo tồn sinh lực và không thu xếp đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiều người chỉ tham đắm trong các thú vui. Khi kích động, lúc trầm cảm, hành vi của họ rất thất thường. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu yếu đi ở tuổi 50.

2. Dinh dưỡng không cân đối khiến ngũ hành mất cân bằng

Người xưa có câu: “Ngũ vị hòa điều, bất khả thiên thị” (Năm loại mùi vị phải được giữ cho cân bằng và dù chỉ một vị cũng không thể tách rời ra). “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung” (Ngũ cốc giúp nuôi dưỡng cơ thể, ngũ quả giúp bổ trợ cơ thể; năm loại vật nuôi mang lại nhiều lợi ích, năm loại rau bổ sung dưỡng chất cho cơ thể). 




Nghĩa là cơ thể cần phải hấp thu chất dinh dưỡng cân bằng và con người không nên chỉ thích ăn một loại thức ăn. “Nếu một trong ngũ hành mất cân bằng sẽ sinh ra các bệnh tật tương ứng“. “Ăn mặn nhiều làm nghẽn mạch máu và đổi màu da. Ăn đắng nhiều làm khô da và rụng tóc. Ăn cay nhiều làm dây chằng nhô ra và tay teo đi. Ăn chua chiều làm yếu cơ bắp và môi nhợt nhạt. Ăn ngọt nhiều gây nhức xương và rụng tóc“.

Ngày nay người ta nhấn mạnh khẩu phần ăn cân bằng, nhưng thức ăn mà họ ăn vốn dĩ đã mất cân bằng rồi. Ví dụ như, người xưa nói về ngũ cốc: lúa mỳ, bắp ngô, hạt kê, gạo và đậu. Thử hỏi bao nhiêu người ngày nay ăn đủ những loại hạt này? Thật ra, năm loại mùi vị mà người xưa đề cập đến chính là khái niệm nền tảng cho khoa học dinh dưỡng thuở xưa. Khái niệm của nó rộng lớn hơn nhiều so với dinh dưỡng học ngày nay. 

Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt.

 Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng. Thế nhưng tất cả các sản phẩm lai tạo đó đều gây mất cân bằng “ngũ vị”. Khi ăn những loại thức ăn đó, người ta sẽ cảm thấy “ngũ vị” mất cân xứng. Người ta thường nói: “Thịt gà thả vườn ăn ngon và giàu dưỡng chất hơn“. 

Cây trồng và thú nuôi sản xuất theo quy trình công nghiệp đều bị biến dạng. Áp dụng nguyên lý “tương sinh tương khắc” cho thấy sự kích thích tăng trưởng sẽ làm giảm các đặc tính khác, chẳng hạn như chất dinh dưỡng. Do đó mức độ bổ dưỡng và chất lượng nói chung của chúng không bao giờ so được với thức ăn được sản xuất một cách tự nhiên. Khi quy trình sản suất hàng loạt càng tiếp diễn thì những sự khác biệt kể trên càng lớn hơn. Cũng giống như nhân sâm cấy ghép không bao giờ sánh được với nhân sâm tự nhiên. Nếu con người vẫn còn ăn các loại thức ăn nhân tạo như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?

3.  Hoá chất khiến ô nhiễm tràn lan trong nguồn nước

Con người trong quá khứ cất giữ đồ đạc trong chum vại, đồ chứa bằng gỗ và giỏ tre hoặc liễu. Chum vại được làm ra từ đất sét nung nóng và không gây ô nhiễm môi trường. Gỗ, liễu và tre cũng không làm hại môi trường, vì chúng sinh trưởng tự nhiên và sẽ quay về với đất khi không được dùng nữa. 

Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến. Chẳng hạn như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa (ni-lông) đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.

Các sản phẩm hóa chất này tích tụ lại trong thiên nhiên. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, con người còn đốn cây và hủy hoại thảm thực vật, gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Động vật không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm và bị tuyệt chủng. 

Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể họ. Chất độc thấm vào trong cơ thể có thể gây suy nhược. 

Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại không chỉ cho cơ thể người mà còn cho mọi thứ trong môi trường. Nhiều bệnh tật đã được phát hiện là do tác hại của ô nhiễm. Ví dụ như vài thập kỷ trước đây, một căn bệnh lạ đã được phát hiện ở Nhật Bản. Sau đó, người ta truy ra nguồn gốc căn bệnh là từ một loại cá sống trong một con sông bị ô nhiễm.


Đã đến lúc nhân loại nên quay về với bản ngã tự nhiên và hòa hợp với môi trường sống của mình. Tuy nhiên, nếu xã hội vẫn không đoái hoài đến chân ngã của mình thì sự tồn tại của nhân loại sẽ gặp nguy hiểm. Con đường quay về với bản tính chân chính của mình sẽ ngày càng hẹp hơn.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *