UFO ở Roswell: một sự thật bị che đậy?

Mọi chuyện bắt đầu từ buổi sớm ngày 25/6/1947, khi phi công Kenneth Arnold báo cáo về căn cứ trung tâm phát hiện một vật thể lạ trên vùng Mt Rainier, Washington. Kể từ lúc đó, thời đại của UFO chính thức ra đời.

Thông tin rò rỉ qua đường điện tín bị giới báo chí chộp đường, và thế là mùa hè năm đó, không chỉ riêng Roswell mà ngay cả nước Mỹ nóng hừng hực bởi những câu chuyện kể đụng độ đĩa bay. Rùm beng nhất trong số đó là “lần chạm trán” ở trại nuôi gia súc Foster ngoại ô Corona, New Mexico.

Đầu tháng 7/1947, sau khi đọc các bài báo về Arnold, ông chủ trang trại Mac Brazel tức tốc tìm gặp Cảnh sát trưởng Hạt Chaves để “khoe” mảnh kim loại kỳ lạ nhặt được trong khu đất nhà mình – mà theo ông quả quyết chắc chắn là một mẩu lớn văng ra từ “đĩa bay”.

(Ảnh: karenlyster)




Thông tin này ngay lập tức được cảnh sát trưởng George Wilcox báo cáo lên Lực lượng không quân Roswell (Roswell AAF).

Không chậm trễ, thiếu tá tình báo Jessie Marcel lãnh trách nhiệm điều tra tỉ mỉ nội tình vụ việc. Mảnh vỡ được quân cảnh thu hồi tại nhà Wilcox, đưa về Căn cứ không quân số 8 ở Fort Worth, Texas rồi sau đó “bay” sang Washington D.C.

4 giờ chiều cùng ngày hôm ấy, mùng 7/7/1947, Lydia Sleppy – nhân viên đài phát thanh KSWS của Roswell – dùng máy điện báo truyền tin “đĩa bay rơi ở trang trại Foster” về tổng đài, tuy nhiên đường truyền này vô cớ bị gián đoạn, chắc hẳn có bàn tay can thiệp của FBI.

Sáng ngày 8/7, Đại tá Blanchard của Roswell AAF yêu cầu Trung úy Walter Haut phát đi bản thông cáo báo chí, tuyên bố Quân đội đã bắt được những phần rơi rớt lại của đĩa bay. Liền sau đó, nhất loạt báo chí cả nước lấy lại thông tin này. Dân tình nước Mỹ được phen chấn động với thông tin “từ một nguồn không thể kém tin cậy hơn”.




“Mảnh vỡ” của đĩa bay (Ảnh: magma)

Ngay trong chiều hôm ấy, Tổng Tư lệnh Clemence McMullen ở Washington hội đàm khẩn cấp qua điện thoại với Ngài đại tá Thomas DuBose – chỉ huy Căn cứ Không quân Fort Worth, ra lệnh nhanh chóng dập tắt câu chuyện rùm beng về chiếc đĩa bay và gửi ngay “mảnh vỡ kỳ lạ” về Washington để xác minh sáng tỏ.

Vậy là chiều muộn hôm 8/7/1947, một cuộc họp báo gấp rút diễn ra tại Sở chỉ huy Lực lượng không quân số 8 tại Fort Worth, đích thân tướng Roger Ramey tuyên bố: vụ đĩa bay rơi ở trang trại Foster chỉ là 1 sự nhầm lẫn đáng tiếc; mảnh vỡ đĩa bay chẳng qua chỉ là quả khí cầu đo thời tiết mang radar được làm bằng nhôm và gỗ balsa. Để lời che đậy thêm phần thuyết phục, ông này đã đưa ra một miếng vỡ nát vụn và khẳng định đó là vật thu thập được ở hiện trường.




Thông cáo báo chí của AAF trên tờ Roswell Daily Record ngày 8/7/1947 (Ảnh: rense)

Chicago Daily News, Los Angeles Herald Express, San Francisco Examiner và Roswell Daily Record là những tờ báo lớn duy nhất có cơ hội đăng tải bản thông cáo “sai lệch” kia của AAF vì là báo ra buổi tối. Những báo uy tín khác như New York Times, Washington Post hay Chicago Tribune ra lò sáng sớm hôm sau đành ngậm ngùi đưa lên câu chuyện đã được che đậy kĩ càng.


Một cách khó hiểu, cho đến nay không ai có thể tìm lại bản gốc của bản thông cáo báo chí tai tiếng năm 1947 đó nữa. Cũng may, việc AAF “hiệu đính” nhầm lẫn đã nhanh chóng “hạ sốt” cho dân tình. Đến cuối tuần, tin “đĩa bay Roswell” gần như không còn độc tôn vị trí đầu trang, và cuối năm đó thì sự việc “lặn tăm” như thể chưa bao giờ người ta nhắc đến nó.




Về phần nông dân Mac Brazel, anh này sau đó bị quản thúc trong Căn cứ quân sự suốt 1 tuần, một thời gian sau đó trở về nhà với sự giám sát chặt chẽ của nhân viên an ninh. Cũng từ đó trở đi, Brazel không bao giờ kể về câu chuyện “đĩa bay xuất hiện trong trang trại”, thậm chí còn nói rằng đó là sự nhầm lẫn gây tai tiếng.

Một số hình ảnh “người ngoài hành tinh Roswell”


(Ảnh: people.com.cn)


(Ảnh: ufocasebook)


(Ảnh: iwasabducted)


(Ảnh: iwasabducted)

Nguồn: Roswellfiles, Dân trí, Khoa hoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *