Tại rìa của cao nguyên Giza, có một bức tượng đá vôi khổng lồ có thân sư tử, đầu người đội mũ trùm của pharaoh. Nó được gọi là tượng Nhân Sư, một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới. Nhân Sư là biểu tượng quốc gia của cả Ai Cập cổ đại và hiện đại. Mặc dù vậy, lịch sử ra đời của bức tượng này có nhiều tranh cãi.
Tại rìa của cao nguyên Giza, có một bức tượng đá vôi khổng lồ có thân sư tử, đầu người đội mũ trùm của pharaoh. Nó được gọi là tượng Nhân Sư, một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới.
Theo quan niệm phổ biến, bức tượng đá nguyên khối này được dựng cho Khafre, một pharaoh thuộc Triều đại thứ Tư của Ai Cập từng sống vào khoảng năm 2603-2578 TCN. Để khẳng định cho quan điểm này, các nhà khoa học đã dựa vào sự giống nhau giữa khuôn mặt của Nhân Sư và khuôn mặt của vua Khafre.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều những bằng chứng khoa học cho thấy tượng Nhân Sư có niên đại xa xôi hơn rất nhiều.
Ước tính thời gian ra đời của tượng Nhân Sư
Tiến sĩ Robert M. Schoch, nhà địa chất trường Đại học Tổng hợp Boston, là một trong những nhà khoa học đầu tiên thực sự nghiên cứu về giả thuyết các cấu trúc trên cao nguyên Giza có niên đại xa xưa hơn mọi người từng nghĩ.
Ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng tượng Nhân Sư và đánh giá tính chất phong hóa của nó. Schoch đã thực hiện hai chuyến đi đến Ai Cập vào năm 1992. Sau chuyến đi thứ hai, dựa vào những kiểu xói mòn do nước, được tìm thấy trên cả bức tượng và dãy đá xung quanh, ông đề xuất rằng tượng Nhân Sư có niên đại xa xưa hơn hàng nghìn năm so với nhận thức trước đây, khoảng 5000-9000 trước Công nguyên.
Dựa vào những kiểu xói mòn do nước, được tìm thấy trên cả bức tượng và dãy đá xung quanh, ông đề xuất rằng tượng Nhân Sư có niên đại xa xưa khoảng 5000-9000 trước Công nguyên. (Good Free Photos)
Robert Buvale, đồng tác giả cuốn sách « Điều bí mật của Orion ». Sử dụng công nghệ vi tính, ông nhận định rằng, tượng Nhân Sư có niên đại khoảng 10.500 năm trước Công nguyên. Sau này Buvale phối hợp với Grame Khencoc, tác giả cuốn sách “Những dấu vết của các thánh thần”, và họ đã phát triển những kết luận của mình để khẳng định niên đại của Nhân Sư trong cuốn sách “Người bảo tồn cuộc sống” (1996).
Như vậy ta thấy kết luận của Robert Buvale và Tiến sĩ Robert M. Schoch khá tương đồng, đồng thời hai kết luận này đều vượt xa lịch sử của nền văn minh Ai Cập cổ đại (bắt đầu từ khoảng 3100 năm trước Công nguyên).
Tượng Nhân Sư từng bị nhấn chìm trong Đại hồng thủy?
Sau khi khảo sát kỹ lưỡng tượng Nhân Sư, Tiến sĩ Robert M. Schoch kết luận rằng nguyên nhân xói mòn chính của tượng Nhân Sư là những trận mưa cực lớn trong một khoảng thời gian rất dài.
Theo quan điểm của ông thì mặt trên pho tượng Nhân Sư có dấu hiệu của sự phong hóa sâu, hình lượn sóng, tiêu biểu cho xói mòn vì mưa. Những vạch rãnh trên những bức tường hào bao quanh Nhân Sư cũng khiến người ta liên tưởng đến các dấu vết tác động của những cơn mưa cực lớn.
Đây phải chăng là những trận mưa được mô tả trong chương 7 và 8 của Sách Sáng thế miêu tả Đại hồng thủy xảy ra, nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, mưa 40 ngày đêm liên tiếp và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày?
Những cơn mưa cực lớn được nói đến phải chăng là những trận mưa được mô tả trong Sách Sáng thế miêu tả Đại hồng thủy xảy ra, nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất? (Pixabay)
Tiếp thu ý tưởng của Tiến sĩ Schoch, Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi đã đào sâu hơn vào bí ẩn này. Trong khi chụp hình tư liệu khảo chứng các kiểu xói mòn trên rất nhiều các tảng đá cự thạch ở khu vực này, ông đã có một khám phá mà qua đó càng thêm khẳng định rằng khu vực này đã từng bị chìm dưới nước vào một khoảng thời gian trước đây.
Ông Morsi cho biết trong một bài báo đăng trên website Gigal Research: “Trong quá trình chụp hình đường bờ biển cổ xưa này, suýt nữa tôi bị ngã do vấp phải một vật trên khối đá. Đó chính là xương hóa thạch của một con vật gì đó giống như con cầu gai (một loài nhím biển), vốn là một sinh vật sống ở vùng biển cạn”.
Để một con cầu gai lớn đến 3 inch (8 cm) giống như kích thước của hóa thạch này, thì phải mất khoảng 15 năm. Hơn nữa với số lượng trầm tích phù sa lắng đọng cũng như với sự xói mòn do thủy triều ở các vùng nông hơn thì phải mất đến nhiều thế kỷ, điều này cho thấy khu vực này từng bị ngập nước trong một thời gian khá dài.
Ông Morsi tin rằng khu vực này đã bị ngập khá sâu, có thể đến khoảng 245 feet (75 m) trên mực nước biển hiện tại và tạo ra một đường bờ biển kéo dài từ kim tự tháp Khafra gần tượng Nhân Sư đến đền thờ Menkara. Theo ông Morsi, các dấu rỗ lỗ chỗ và các rãnh gợn sóng do sóng vỗ cũng như dòng thủy triều xuống khắc vào những tảng đá trong khu vực này cho thấy biên độ thủy triều vào khoảng 6,5 foot (2m).
Sau khi tiến hành tổng hợp các kiến thức, ta nhận thấy trận lụt xảy ra tại khu vực tượng Nhân Sư có rất nhiều mối quan hệ với Đại hồng thủy. Với độ tuổi của tượng Nhân Sư, khoảng 5000 – 10500 trước Công nguyên, cùng thời Đại hồng thủy cũng diễn ra vào khoảng 5000 trước Công nguyên.
Cùng với nghiên cứu của Tiến sĩ Robert M. Schoch về việc tượng Nhân Sư bị xói mòn bởi những trận mưa lớn trong khoảng thời gian rất dài và nhà khảo cổ học Sherif El Morsi cho rằng khu vực tượng Nhân Sư bị ngập đến 75 m (dù nằm ở trên cao nguyên), đặc điểm mưa lớn và ngập lụt đều rất giống với Đại hồng thủy.
Ta có thể kết luận rằng trận lụt xảy ra ở khu vực tượng Nhân Sư rất có thể là bị gây ra bởi Đại hồng thủy đã từng hủy diệt nền văn minh chu kỳ trước, nền văn minh có trước nền văn minh này của nhân loại chúng ta, và đó phải chăng là nền văn minh đã tạo ra tượng Nhân Sư?
Hóa thạch cá voi được phát hiện ở Ai Cập:
Tượng Nhân Sư có ý nghĩa về mặt thiên văn
Có một số người phản đối thuyết rằng tượng Nhân Sư được tạo ra bởi người tiền sử, của một nền văn minh tiên tiến vào thời kỳ trước. Để giải thích cho sự xuất hiện quá sớm của tượng Nhân Sư, họ cho rằng rất có thể tượng này được tạc trong thời kỳ đồ đá, thời kỳ con người mới thoát thai từ xã hội nguyên thủy.
Thời kỳ đồ đá liệu con người có đủ khả năng để tạc lên bức tượng khổng lồ như vậy? Hơn nữa tượng Nhân Sư được nhiều nhà khoa học nhận định rằng nó có ý nghĩa về mặt thiên văn.
Buvale và Khencoc nhận định rằng, có mối liên quan giữa hướng quay mặt của tượng Nhân Sư và hướng mặt trời mọc. Theo đó, tượng Nhân Sư được xây dựng theo dấu tích của tiết Xuân phân (21/3), là một trong hai điểm của quỹ đạo Trái Đất, nơi ngày và đêm có độ dài bằng nhau.
Các Kim tự tháp phản ánh vị trí của các vì sao trong chùm sao Orion trong vòng 10500 năm trước Công nguyên, Buvale và Khencoc đã đặt mô phỏng bầu trời sao trên vi tính của mình vào thời điểm trên, và phát hiện trong ngày tiết Xuân phân, sau khi mặt trời mọc không lâu, tượng Nhân Sư nhìn qua cao nguyên Giza thẳng hướng tới chùm sao Sư Tử.
3 kim tự tháp lớn trên cao nguyên Giza còn nằm tương ứng với vị trí 3 ngôi sao chính trong chòm Orion. (Tổng hợp)
Để các nhà chiêm tinh cổ đại phát hiện và tính toán chính xác được quy luật trục quay của quả đất trong đối ứng với các vì sao trên bầu trời, họ sẽ phải tiến hành các quan sát thiên văn kỹ lưỡng trong vòng vài trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm, và nó chắc chắn phải là một sản phẩm của nền văn minh có trình độ nhất định.
Ngày nay, cùng với sự suy tàn của thuyết tiến hóa, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rất nhiều dấu tích của các nền văn minh tiền sử. Việc tồn tại những nền văn minh tiền sử có trình độ khoa học công nghệ cao, thậm chí cao hơn cả trình độ khoa học công nghệ mà con người đạt được hiện nay, đã là điều khó có thể phủ nhận. Vì thế, tượng Nhân Sư là sản phẩm của nền văn minh tiền sử dù rằng vẫn còn có những tranh cãi, nhưng cũng không đến nỗi khó hiểu.
Nguồn:NTDVN