Tu luyện – Nền khoa học bị lãng quên

Tu luyện, đó cũng chính là lời giải cho ẩn đố sâu xa của cõi nhân sinh, là sợi chỉ xuyên suốt các nền văn minh từ cổ chí kim, là “công nghệ mạng không dây” của một nền khoa học bị lãng quên.

Những vòng tròn khổng lồ với biểu tượng Thái cực trên cánh đồng được cho là của người ngoài hành tinh. (Ảnh: Google Plus)

Thử kể một chuyện cười:

Bằng phương pháp “Đồng vị phóng xạ”, một nhóm các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại 3 nơi được coi là có cùng niên đại 600 năm: (Moscow) Nga, Washington, D.C (Mỹ) và Ninh Bình (Việt Nam).

Địa điểm 1: tại Nga họ tìm được mấy mẩu dây đồng, họ kết luận: 600 năm trước người Nga đã có biết sử dụng điện thoại hữu tuyến sợi đồng.
Địa điểm 2: ở Mỹ tìm được nhiều mảnh thủy tinh có dạng sợi, họ cho rằng: 600 năm trước ở Mỹ đã có cáp quang.
Địa điểm 3: ở Việt Nam, các nhà khảo cổ đào bở hơi tai mà không thấy gì. Họ khẳng định: 600 năm trước, ở Việt Nam đã có mạng… không dây.
Câu chuyện cười trên có lẽ nhiều người đã từng đọc qua, nghe thì có vẻ hài hước, nhưng nó nói lên 2 điều rất quan trọng trong giới khảo cổ:

1/ Nếu chỉ vài chục năm trước, chúng ta chưa biết tới công nghệ không dây, thì kết luận đối với địa điểm thứ ba sẽ là “xã hội sơ khai lạc hậu” chứ không phải “mạng không dây” tiên tiến cao cấp. Như vậy, phán xét khảo cổ là dựa trên so sánh với hiểu biết của khoa học đương thời.

2/ Nếu khi khai quật không tìm thấy dấu tích của máy móc hiện đại, liệu kết luận sẽ là một xã hội phát triển cao cấp hay nguyên thủy? Đánh giá khảo cổ còn dựa trên niềm tin chủ quan, cái khung nhận thức của nhà khảo cổ.

Dưới khung thời gian biểu của giới khảo cổ hiện nay, nhân loại chỉ phát triển theo một đường thẳng từ thấp lên cao, từ nguyên thủy săn bắt hái lượm, dần dần cho đến chúng ta hiện nay là “đỉnh cao” của nền văn minh. Nhưng hiện nay khoa học đã ngày càng phát triển, cộng với đó là những khám phá khảo cổ mới, cho thấy đã từng có những nền văn minh cổ đại phát triển vượt xa chúng ta, công nghệ của họ đúng là một loại “mạng không dây” như trong câu chuyện bên trên nhắc tới.

Dưới đây chúng ta sẽ bàn về 2 nền văn minh nổi tiếng và thảm họa mà họ đã phải đối mặt để thấy được cả một nền khoa học bị lãng quên.

Thành phố Atlantis và sự chuyển giao công nghệ

Hình vẽ mô phỏng thành phố Altantis, thủ phủ của lục địa Atlantis (Ảnh: Atlantisbolivia.org)




Câu chuyện xưa cũ về thành phố Atlantis chìm dưới đáy biển là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất mà con người từng biết đến. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể khẳng định khá chắc chắn về sự tồn tại của Atlantis, kèm theo vị trí chính xác của thành phố cổ đại này.

Theo lời kể của nhà triết học Hy Lạp Plato, thời gian mà Atlantis bị hủy diệt là năm 9.600 TCN. Đây cũng là thời điểm xảy ra Trận lũ băng tan 1B (Meltwater pulse 1B). Khi đó, nước biển tăng mạnh vào cuối kỷ Dryas Trẻ, khi các tảng băng ở Bắc Âu và Bắc Mỹ rung chuyển và tan vào đại dương.
Vị trí của thành phố Atlantis – thủ phủ của lục địa Atlantis là ở bình nguyên Altiplano tại Bolivia. Altiplano là vùng đất không chỉ đáp ứng 24 tiêu chí về Atlantis mà nhóm các nhà khoa học tại hội nghị Milos Atlantis 2005 đưa ra, mà còn phù hợp với 50 đặc điểm mà Plato đề cập đến trong mô tả của của ông về Atlantis.

Bình nguyên Altiplano ở Bolivia nằm trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ (ảnh: atlantisbolivia.org)




Mảnh ghép vẽ bản đồ Thế giới Mới của Sebastian Münster, phiên bản thứ 2, năm 1961, có tên “Insula Atlantica” – “Đảo Atlantic” (ảnh: atlantisbolivia.org)

Các di chỉ đá và hóa thạch sinh vật biển quanh hồ Titicaca, khu vực Peru và Bolivia đều cho thấy từng có một nền văn minh rất tiên tiến đã từng có mặt ở đây và bị nhấn chìm bởi Đại hồng thủy.
Như vậy, các bằng chứng về Atlantis đã khá đầy đủ.

Năm 9.600 TCN còn là thời điểm bắt đầu xây dựng một công trình cự thạch quy mô lớn còn lưu lại đến ngày nay. Đó là ngôi đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu xét trên khung thời gian biểu của giới khảo cổ, nó xuất hiện vào thời săn bắt hái lượm, trước khi xuất hiện thành thị hay nền văn minh. Vậy mà đây lại là một dự án quy mô lớn với nhiều vòng tròn đá khổng lồ, các khối cự thạch 40-60 tấn – chắc chắn phải có công nghệ, kỹ năng tổ chức cao cấp, quản lý nhân công, quy hoạch… Tất cả đều không phù hợp với bức tranh về thời đó.




Ngôi đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Shutterstock)

Năm 9.600 TCN cũng là thời điểm nông nghiệp bỗng xuất hiện trong lịch khảo cổ của Thổ Nhĩ Kỳ, đã phát triển hoàn thiện một cách kỳ lạ dù trước đó không có dấu hiệu gì. Do vậy, ngôi đền Gobekli Tepe hẳn không phải là do ai đó bỗng dưng phát minh ra kiến trúc cự thạch và nông nghiệp giữa xã hội săn bắn hái lượm ở Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Theo nhà nghiên cứu nổi tiếng Graham Hancock, đây nhiều khả năng là một sự chuyển giao công nghệ từ những người sống sót trong một nền văn minh đã thành thục các kỹ năng cần thiết. Họ có thể đã dạy lại cho những người bạn ở vùng đất mới.




Vậy phải chăng những người sống sót trong thảm họa Atlantis đã cố gắng ghi lại dấu tích hay thậm chí phục dựng lại nền văn minh của họ? Graham Hancock cho rằng, rất có thể là vậy. Họ đã không thành công lắm, nhưng họ cũng đạt được những kết quả nhất định. Họ đã có một công trình khổng lồ kỳ vĩ lưu lại thông điệp cho hậu thế và mang ngành nông nghiệp tới vùng đất hoang sơ.

Bài học của Atlantis
Theo lời kể của Plato, thành phố Atlantis từng sở hữu nền văn minh cao cấp, nền nông nghiệp phát triển, tàu của họ đi khắp thế giới. Người dân Atlantis từng rất cao thượng và tài ba, họ đã xây những công trình to lớn và phát triển kiến thức uyên thâm trong mọi lĩnh vực, trở nên rất thịnh vượng và hùng mạnh. Nhưng rồi, sự suy đồi đã len lỏi vào xã hội làm họ trở nên xấu xa và tham lam. Họ bắt đầu truy cầu và lợi dụng quyền lực trên thế giới.

Plato nhấn mạnh rằng: Atlantis đã không còn hưởng thụ thịnh vượng với sự điều độ nên có.

Sự ngạo mạn đã làm cho Atlantis trở nên quá tự mãn, để rồi sau đó vũ trụ đã làm cho nó sụp đổ. Đại hồng thủy và động đất đã dìm thành phố sâu xuống lòng đại dương.

‘Con người phải bắt đầu lại, như những đứa trẻ không có ký ức của quá khứ’ – Plato




Rõ ràng, câu chuyện Atlantis là một bài học cho nền văn minh hiện đại. Chúng ta nên bỏ sự kiêu ngạo sang một bên và thôi tự mãn với các thành tựu công nghệ của mình.

Chúng ta thực sự có lẽ nên xem lại thái độ của mình đối với những câu chuyện lịch sử của tiền nhân. Giới hàn lâm đã quá nhanh chóng phủi tay và cho rằng họ đã hiểu biết tất cả mọi thứ, rằng chẳng còn gì bí ẩn trong câu chuyện đó. Nhưng tư duy đó sẽ ngăn chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Chúng ta nên lắng nghe các manh mối của quá khứ dẫn đến các nền văn minh to lớn.

Không chỉ Atlantis, đối với các nền văn minh, các thành phố hay quốc gia trong lịch sử như Ai Cập cổ đại thời Cleopatra VII, Babylon cổ đại, Pompeii…một mô-típ cứ lặp đi lặp lại:

Khi đạo đức suy đồi, xã hội sẽ bị diệt vong

Nếu đạo đức là một yếu tố tinh thần, thuộc về văn hóa, cách hành xử giữa người với người, vì sao sự sụp đổ của nền văn minh luôn gắn với đạo đức bị suy đồi? Câu chuyện về một nền văn minh cận đại hơn sẽ giúp lý giải câu hỏi này.

Đại Vũ trị thủy và sự chuyển giao công nghệ
Thời của Noah khi mà trận Đại hồng thủy xảy ra, theo tính toán dựa vào Kinh thánh, thì vào khoảng năm 2304 TCN (+/-11 năm). Khi đó ở phương Đông cũng chính là thời của vua Thuấn và truyền thuyết Đại Vũ trị thủy. Đại Vũ sinh năm 2297 TCN, là người lập ra triều nhà Hạ.




Đại Vũ cùng những người giúp đỡ ông trị thủy (Ảnh: Internet)

Truyền thuyết nói rằng cách đây khoảng bốn ngàn năm, thần nước đã giận dữ và mở một cái lỗ lớn ở trên trời làm mưa đổ trút xuống như sông, dâng cao đến hai nghìn mét, làm ngập Trái Đất qua rất nhiều năm. Khi Đại Vũ lớn lên và nhìn thấy người dân đau khổ khủng khiếp vì nước lũ, ông đã quyết định kiềm chế nó. Đại Vũ đã bỏ 13 năm cố gắng kiềm chế lũ, đã bao bọc được một khoảng rất rộng lớn, làm cơ sở cho nền văn minh Trung Hoa sơ khai phát triển.

Lịch sử đã đi qua, chỉ lưu lại rất ít dấu vết để chúng ta có thể xác nhận chắc chắn những câu chuyện cổ. Nhưng những khám phá khảo cổ mới đã cung cấp thêm bằng chứng:

Hàng trăm truyền thuyết ở khắp thế giới đều giống nhau một cách kinh ngạc khi nói đến trận Đại hồng thủy.
Tàn tích của con tàu Noah đã được tìm thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ.




Con tàu Noah nằm ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ.

Dưới lòng đất có thể tồn tại những đại dương lớn, đây rất có thể chính là nơi nước đã rút đi sau Đại hồng thủy.
Có nhiều thành phố cổ đại chìm dưới đáy đại dương, được tìm thấy khắp nơi trên Trái Đất. Chúng có tuổi thọ hàng nghìn năm, cho thấy chắc chắn chúng đã được xây dựng từ khi mà mực nước còn rất thấp.
Ở Trung Quốc, bằng chứng về một trận lũ khủng khiếp vào thời đại của Đại Vũ cũng được tìm thấy.
Như vậy, ít nhất chúng ta đã có một vài sự trùng khớp giữa khoa học hiện đại và các truyền thuyết cổ đại. Rốt cuộc chỉ là vấn đề người ta có tin hay không mà thôi.




Câu chuyện ở Trung Hoa nói lên rằng, ít nhất đã có một nhóm người ở các vùng núi cao nơi đây đã sống sót qua thảm họa. Trong khi ở phương Tây, nền văn minh phải phát triển lại từ đầu.

Câu chuyện Đại Vũ giải thích vì sao trong nền văn hóa phương Đông cổ đại, vẫn còn rất nhiều kiến thức cao thâm như Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái… mà đến khoa học hiện đại vẫn còn chưa lý giải hoàn toàn được.

Cũng giống như trường hợp của Atlantis, đó chính là những tinh hoa của khoa học trong nền văn minh trước, đã được những người sống sót truyền lại, một nền khoa học siêu thường, rất khác so với nền khoa học duy vật ngày nay. Nhưng thật ra đó chính là những lời dạy rất quen thuộc trong nền văn hóa phương Đông.

Nền khoa học siêu thường chú trọng đạo đức
Thời cổ đại mấy nghìn năm trước, người Trung Hoa thường giảng rằng khi làm việc cần phải bình tâm tĩnh khí, chú trọng tới điều hòa hơi thở, thậm chí người đi học ở trường cũng cần biết thiền định, chú trọng tu tâm dưỡng tính. (Chuyển Pháp Luân)

Các ngành các nghề thời Trung Hoa cổ đại cũng đều giảng phải coi trọng đạo đức. Trong lĩnh vực sáng tác văn học có tôn chỉ rằng, coi trọng đức là yêu cầu đứng đầu nhất. Ở phương diện sáng tác âm nhạc cũng coi đạo đức là cái gốc của nội tâm con người, âm nhạc là sự thăng hoa của đạo đức. Ở phương diện trị quốc cũng nêu cao việc phải coi trọng đức, tiết chế tài chính, tuyển dụng người hiền đức…




Ngày nay, có rất nhiều thành quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sức mạnh của đạo đức là không chỉ ở cảm nhận mà còn “chạm” đến được, bởi vì:

Vật chất và ý thức là một thể thống nhất.

Phàm là lời nói hay việc làm mà phù hợp với chuẩn tắc đạo đức thì đều có thể sản sinh ra tác dụng tích cực đối với mọi vật chất trong thế giới này.

Người phương Đông cổ đại từ lâu đã đúc kết điều này thành những lời khuyên thực tế: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Nó mang hàm nghĩa vô cùng sâu sắc, và ngầm chỉ ra rằng, điều then chốt để vượt qua bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào chính là ở tâm thái, vạn sự thành bại đều là ở tâm niệm, do đó cần luôn giữ cho tâm tĩnh lặng, hòa ái, từ bi… Vận mệnh của một người có thể được cải biến cho tốt hơn nếu “tâm” của người đó thay đổi tích cực hơn.

Hiện nay nền khoa học phương Tây đang ở ngưỡng cửa nghiên cứu về ý thức và các siêu năng lực của con người.

Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và một số bí ẩn hay gặp trong tôn giáo. Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí và thuộc về tinh thần.

Theo nhà nghiên cứu tâm thần nổi tiếng David Hawkins (Hoa Kỳ), tùy theo cảnh giới tinh thần mà mỗi người có một tần số rung động khác nhau, từ 1-1000 Hz. Sự đau khổ, tuyệt vọng và oán thán có tần số thấp, khiến người ta mang bệnh, và ngược lại, hòa ái từ bi có tần số cao khiến mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc. Điều này chẳng phải một cách nói khác của câu “tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”?




Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau. (Ảnh: Internet)

Như vậy, khoa học ngày nay đã đủ để lý giải một số khía cạnh trong những kiến thức cổ xưa. Nhưng để tiến xa hơn, chúng ta còn phải xét tới một bộ phận rất quan trọng mà nhiều tín ngưỡng đều nhắc đến:

Con mắt thứ ba – phương tiện của khoa học cổ đại
Để nhận thức vũ trụ, người xưa đã biết khai mở “con mắt thứ ba” – vốn là một bộ phận có sẵn trong cơ thể con người. Con mắt này, vốn nằm tại thể tùng quả trong bộ não, có khả năng vượt xa đôi mắt thông thường.




Thể tùng trong bộ não người (Ảnh: Telese Winslow)

Đã từ lâu, các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng và con mắt. Nhiều người trong số họ cho rằng thể tùng chính là một con mắt thoái hóa. Năm 1919, Frederick Tilney và Luther Fiske Warren trong một báo cáo đã công bố những đặc điểm tương đồng giữa thể tùng và con mắt người, khiến nó nhạy cảm với ánh sáng cũng như có các khả năng thị giác khác.

Cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa đã diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí ấn đường (chỗ giao của hai hàng lông mày) của ông, giúp khai mở một số năng lực siêu thường chưa từng có trước đây.




Những người thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Thanh niên trưởng thành rất khó khai mở mắt thứ ba do ham muốn vào “thất tình lục dục” của họ là rất lớn. Giải thích này khá trùng hợp với phát hiện của giới khoa học: Trẻ em dưới 6 tuổi thì thể tùng ít bị vôi hóa, còn thanh niên trưởng thành hầu hết có thể tùng bị vôi hóa. Điều này có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư đắc đạo, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể sở hữu những năng lực siêu thường.

Những người thực hành tu luyện có các phương pháp khai mở con mắt này. Khi đó, tùy theo đặc điểm của từng người mà họ có thể có thể xuất hiện những năng lực đặc biệt như: Nhìn thấy các cảnh tượng từ xa (dao thị), nhìn thấy được quá khứ và tương lai (túc mệnh thông), thậm chí đọc được ý nghĩ người khác (tha tâm thông)… Trong các câu chuyện cổ của Phật giáo đều có ghi lại các khả năng này, mà hiện nay nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã xác nhận được.

Chính vì sở hữu những năng lực siêu thường như vậy, nên thời Trung Hoa cổ đại, kiến thức đã đạt đến mức rất cao và uyên thâm.

3 quyển sách “Thiên – Địa – Nhân”
Cổ thư còn ghi chép lại, các kiến thức cao thâm được sáng tạo ra trong thời cổ đại Tam Hoàng Ngũ Đế mà Đại Vũ là vị vua cuối cùng của thời đó. Tam Hoàng chỉ Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông. Ngũ Đế là Hoàng Đế, Viêm Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ.




Thần Nông, thủy tổ của nông nghiệp và Đông y. (Ảnh qua Epoch Times)

Có thể kể tới 3 quyển sách “Thiên – Địa – Nhân” xuất hiện trong thời đại này mà còn truyền tới ngày nay.

“Kinh Dịch” được ví là Thiên Thư, cuốn sách này có thể tương thông với Trời, Thần và tương lai, từ cổ chí kim nó đã triển hiện khả năng dự đoán thần kỳ, chứa đựng nội hàm bác đại tinh thâm. Thiên Đạo được giảng trong sách chính là khởi nguồn của văn hóa, nó chỉ ra quy luật của vũ trụ, trong chớp mắt có thể nhìn thấu thế gian, 64 quẻ trong Kinh Dịch bao quát hết thảy mọi thứ trên thế giới, bao gồm cả sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay.




“Sơn Hải Kinh” được ví là Địa Thư, ghi chép lại địa lý toàn cầu, từ trước trận đại hồng thủy quyển sách đã đề cập đến bốn biển năm châu. Trong “Sơn Hải Kinh”, “Hải Nội Kinh” là phần viết về địa lý Trung Hoa, còn “Hải Ngoại Kinh” là phần viết về địa lý toàn cầu. Các chuyên gia khoa học đều xác thực điều này, quyển sách đã triển hiện ra một thời đại thần kỳ, khoa học kỹ thuật lúc đó phát triển hơn bây giờ rất nhiều. Hơn nữa, quyển sách còn ghi lại những đặc tính, Thần tính và hình thái của sinh mệnh ở các vùng địa lý khác nhau tại thời kỳ đó.

“Hoàng Đế Nội Kinh” được ví là Nhân Thư – quyển sách khởi nguồn của trung y. “Nội Kinh” mô tả rất chi tiết từ âm dương ngũ hành, cho đến kinh lạc của thân thể người. Mọi người đều là lương y, đều có khả năng tự bảo vệ sức khỏe của mình, nếu dùng để trị bệnh cho người khác thì cũng rất dễ dàng. Những ghi chép về kinh lạc được viết trong Hoàng Đế Nội Kinh thì khoa học ngày nay mới chỉ chứng minh được sự tồn tại, tuy nhiên Đông y đã tiến hành trị bệnh bằng châm cứu và thuốc bắc từ hàng ngàn năm nay, đều dựa theo nguyên lý âm dương và kinh lạc.

Kinh lạc là những lạp tử vật chất vi quan hơn tế bào và phân tử, khoa học hiện đại khó có thể phát hiện ra. Nhưng thời xa xưa, rất nhiều người đã khai mở thiên mục (con mắt thứ ba), như Kỳ Bá (nhân vật trong Hoàng Đế Nội Kinh) có thể nhìn thấy kinh lạc trên cơ thể người và, tất nhiên có thể dễ dàng vẽ lại những kinh lạc đó.

Thời bấy giờ có rất nhiều người am hiểu dưỡng sinh, biết thiên Đạo, hiểu được đạo lý âm dương, và hợp với yêu cầu của thuật số trong trời đất, ăn uống đều có chừng mực, làm việc và nghỉ ngơi có quy luật, không làm quá sức mình, tinh thần và thể chất của họ có thể được giữ vững, vì vậy mọi người đều sống lâu.




Nhân loại hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu trong y học nhờ vào nghiên cứu sinh học phân tử; hiện tại sinh học nguyên tử cũng đang được xem xét. Vậy đến các hạt nhỏ hơn – sinh học proton, hạt nhân nguyên tử, nếu chúng ta làm chủ được sinh học ở mức độ hạt quark, neutrino thì sẽ thế nào? Hiện tại cũng có rất nhiều nghiên cứu nhằm kéo dài tuổi thọ con người, đều muốn nghiên cứu đến các tầng vi quan. Người cổ đại vận dụng thiên mục có thể tự mình nghiên cứu tới các hạt vật chất vi tế hơn, khả năng họ tìm ra cách kéo dài tuổi thọ là hoàn toàn khả thi.

Nói đơn giản thì “công nghệ” của người cổ đại còn mạnh hơn công nghệ nano mà chúng ta đang có gấp nhiều lần, chỉ là họ không sử dụng nhiều loại máy móc điện tử phức tạp mà thôi. Một loại “mạng không dây” như trong câu chuyện cười nói đến.

Thời kỳ này đa số là người thường nhưng cũng có rất nhiều người siêu thường, họ có thần thông quảng đại. Đối với con người hiện đại mà nói, điều này quả là huyền hoặc, nhưng người thời đó không cảm thấy kinh ngạc, đó là thời đại mọi người đều tin vào Thần, Thần tích thường xuất hiện không có gì kỳ lạ.

Nhờ các nghiên cứu về “con mắt thứ ba”, chúng ta đã lý giải được về một số khả năng siêu thường của con người, nhưng còn về Thần thì lý giải thế nào?

Lý giải về các vị Thần
Thần là ai? Là những sinh mệnh nắm giữ nền khoa học cực cao, có thể làm những điều mà con người không thể lý giải, nên đành gọi chúng là “phép màu”, huy động năng lượng vô cùng to lớn để thay đổi, biến hóa vật chất. “Công nghệ” của họ không dựa trên sự phát triển máy móc điện tử và vật lý cơ học, mà là dùng tinh thần để huy động năng lượng to lớn của lượng tử, không chỉ phân tử, nguyên tử, electron, quark, neutrino… mà chúng ta biết hiện nay, mà có thể còn đến tầng tầng các hạt vi tế hơn. Mà như chúng ta đã biết, hạt lượng tử càng vi tế thì năng lượng càng cao, do đó sức mạnh mà họ huy động được nằm ngoài sức tưởng tượng của con người hiện nay.

Đó là lý giải theo phương diện vật chất. Mà vật chất và tinh thần là thể thống nhất, do đó về tinh thần thì họ có đặc điểm là đạo đức cực kỳ cao thượng.




Thần Osiris và Isis của Ai Cập. (Ảnh: Internet)

Người Atlantis tín thờ thần biển Poseidon, các vương triều Ai Cập thờ thần Osiris, Isis và nhiều vị thần khác… Trong lịch sử của họ, những nhân vật này đều từng xuất hiện trên mặt đất và tạo lập ra nền văn minh. Trong nền văn minh của chúng ta, chẳng phải các thánh nhân như Giê-su, Phật Thích Ca, Lão Tử… cũng từng xuất hiện, đặt định ra các tôn giáo lớn và lưu lại rất nhiều câu chuyện màu nhiệm hay sao?




Chúng ta cần thoát khỏi cái khung tư duy của nền học thuật hiện nay thì mới nhìn ra được, bởi tu luyện là một hệ thống nghiên cứu hoàn toàn khác: Không dựa trên duy vật thực chứng, mà là khoa học “tự chứng ngộ” (self-science – trải nghiệm thế giới nội tâm của bản thân) trong đó đặt ý thức, tinh thần vào trọng tâm nghiên cứu. Phương pháp của họ không phải dựa trên lập đi lập lại thí nghiệm nhiều lần trong phòng thí nghiệm, mà chính bản thân họ phải tự trải nghiệm (thiền định, tĩnh tâm, chứng ngộ…) và tu luyện chính mình trong quá trình đó.

Theo “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chỉ đạo tu luyện từng đứng trong top 10 tác phẩm nổi tiếng nhất Trung Quốc những năm 1990, danh từ “Buddha” xuất phát từ tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Sau này khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, người ta dịch ra thành “Phật Đà” rồi lâu dần đọc gọn lại thành “Phật”. Ý nghĩa cổ xưa của nó chính là chỉ người đã tu luyện mà đạt được giác ngộ, là người đã hoàn thành quá trình tu luyện của mình. Ở đây hoàn toàn không có mang màu sắc mê tín hay tôn giáo nào cả.

Con người hiện đại có thể tu luyện hay không?
Người ta thường quan niệm rằng tu luyện thì phải xuất gia vào chùa, bỏ lại sau lưng tất cả những sự việc của cõi hồng trần; hoặc như các đạo sư hoặc lạt ma Tây Tạng trên núi tuyết, có thể ngồi thiền và sử dụng phương pháp hít thở mà ung dung tự tại trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên… Họ chọn một con đường gian khổ như vậy không phải là không có lý do.




Tu luyện vốn không phải chuyện đơn giản, nhưng trong xã hội phồn hoa ngày nay, có lẽ chẳng mấy ai có thể đi theo con đường như vậy. Liệu có thể ngay giữa cuộc sống đời thường đầy cám dỗ, vẫn sinh hoạt nơi xã hội hiện đại mà thực hành tu luyện chân chính hay không?

Theo nguyên lý tu luyện giữa đời thường của Pháp Luân Công – một môn khí công Phật gia được truyền xuất ra tại Trung Quốc từ những năm 90 – căn bản của tu luyện là tu tâm tính. Đó là một quá trình mà người ta sẽ dần dần vứt bỏ các tâm chấp trước (tâm xấu) của mình, cũng là quá trình tu sửa bản thân: Gặp bất kể vấn đề gì đều đối chiếu với tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” để xét xem mình đã làm đúng chưa, mình còn chỗ nào làm chưa tốt, chứ không đổ lỗi hay tìm nguyên nhân ở bên ngoài. Sau này, khi gặp lại vấn đề, người tu luyện sẽ làm được tốt hơn. Trong xã hội đời thường, nếu ai ai cũng đều “tìm ở bản thân” để tu sửa như vậy, xã hội sẽ giảm đi rất nhiều xung đột, và đạo đức cũng sẽ nâng cao trở lại. Mỗi người đều tự ước thúc hành vi của chính mình thì có khi cũng không cần cảnh sát nữa.

Khoa học tu luyện – sợi chỉ xuyên suốt các nền văn minh
Không chỉ ở Trung Hoa cổ đại, khắp nơi trên thế giới đều lưu lại dấu tích của những người tu luyện. Họ chính là những người khai sáng văn minh, “những ảo thuật gia của Thượng Đế” mà nhà nghiên cứu Graham Hancock nhắc đến trong một quyển sách best-seller của ông.

Dấu tích đó chính là đồ hình chữ Vạn, tiếng Phạn gọi là Swastika, là biểu tượng chữ thập ngoặc 卍. Đồ hình này được hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”.

Không chỉ phổ biến trong một số tín ngưỡng phương Đông, chữ Vạn cũng từng là biểu tượng phổ biến trong văn hóa phương Tây. Hơn nữa, chữ Vạn đã từng là biểu tượng của các tín ngưỡng trong một số nền văn minh tiền sử đã bị hủy diệt.




Biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy trên bức tượng hình chú chim tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine. (Ảnh: decacs-inc.com)
 

Biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy trên bức tượng hình chú chim tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine. (Ảnh: decacs-inc.com)




Những dấu tích khảo cổ này đã chứng minh rằng, từ hàng chục ngàn năm trước, đã xuất hiện các nền văn minh từng tồn tại trên thế giới và họ cũng tín ngưỡng các vị thần, trong đó có cả các vị Phật. Khi đó, biểu tượng chữ Vạn cũng là biểu tượng phổ biến của các nền văn minh này.

Tu luyện, đó cũng chính là lời giải cho ẩn đố sâu xa của cõi nhân sinh, là sợi chỉ xuyên suốt các nền văn minh từ cổ chí kim, là “công nghệ mạng không dây” của một nền khoa học bị lãng quên. Bởi vật chất và ý thức là một thể thống nhất, nên nhân loại chỉ có con đường đề cao đạo đức, thăng hoa tâm tính trong tu luyện mới có thể tiếp cận được bí ẩn của vũ trụ, thời gian-không gian và nhân thể. Đây có thể là con đường duy nhất và nhanh nhất mà khoa học thực chứng còn rất xa mới động chạm đến được.


Kỳ thực, càng biết về các nền văn minh tiền sử, chúng ta sẽ càng có một loại cảm giác ngậm ngùi. Năm tháng bể dâu, những gì đã từng là huy hoàng của cả một thời đại, giờ chỉ còn lưu lại một vài công trình đá hay các câu chuyện truyền thuyết mà thôi.

Trên thực tế, rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng trên thế giới đều chỉ nói đến thời kỳ này của nhân loại rồi cũng sẽ chấm dứt. Nếu như không phải tất cả họ đều thông đồng để lừa chúng ta, thì sao họ lại đều chỉ nói đến cùng một thời đại ngày nay?

Vậy chúng ta nên làm gì? Có một câu nói của Trung Hoa cổ đại còn lưu lại có thể là lời giải đáp:

“Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành”.

Nguồn: TH – The Vison Times

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *