Truyền thuyết Đài Loan: Các loại rồng xuất hiện kèm theo các tai họa

Trong Thần thoại thường xuất hiện các hình tượng rồng. Rồng là một Thần thú có thần lực điều khiển thời tiết. Có rất nhiều truyền thuyết nói về rồng ở Đài Loan và các vùng đất lân cận. Mỗi khi chúng xuất hiện thường đi kèm theo những thảm họa nghiêm trọng.

Truyền thuyết Đài Loan: Các loại rồng xuất hiện kèm theo các tai họa (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Rồng mây (Vân long)
Rồng mây là một con rồng đen sống ở núi Quỷ Lỗi miền Nam Đài Loan. Rồng mây có khả năng hô mưa gọi gió, tạo mây và lượn vào trong các đám mây để giáng mưa xuống. Truyền thuyết nói rằng, việc sao chổi xuất hiện là điềm báo cho sự xuất hiện của Rồng mây.

Vào tháng 7/1772, một con rồng mây xuất hiện trên núi Quỷ Lỗi, nó mang theo những trận mưa lớn kéo dài suốt đêm. Khiến cho khe suối Lâm Biên và Lực Lực dâng cao, gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở thôn Hạ Giai và các khu vực khác dưới núi.

Rồng mây có khả năng hô mưa gọi gió, tạo mây và lượn vào trong các đám mây để giáng mưa xuống. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Rồng đỏ (Xích cầu)
Xích Cầu là một con giao long sừng dài, toàn thân đỏ rực như ngọn lửa, nó cũng có khả năng hô mưa gọi gió, lượn vào các tầng mây. Khi nó xuất hiện sẽ tạo trận gió lớn và các cơn mưa to.

Vào năm 1854, Xích Cầu xuất hiện ở miền Trung và miền Nam Đài Loan cùng với đám mây đen. Nó đã giáng một trận mưa bão dữ dội khiến sông Trạc Thuỷ dâng cao và bờ biển bị hồng thuỷ nhấn chìm.

Rồng xanh (Bích Long)
Bích long toàn thân đều có màu ngọc bích. Xuất hiện gần vùng biển Điếu Ngư Đài, nó tùy theo thời tiết mà biểu hiện những tập tính khác nhau. Vào mùa xuân và mùa hè, nó bay lên bầu trời và gây ra mưa to; vào mùa thu và mùa đông, nó ẩn mình trong biển sâu.




Năm 1576 sau Công Nguyên, sứ thần của nhà Minh sách phong cho Lưu Cầu, đi qua vùng biển Điếu Ngư Đài, từ xa có tiếng gầm thét, nước biển sôi trào, ba con Bích long từ dưới biển bay lên trời, và giáng một trận mưa lớn.

Rồng hạn hán (Hạn Long)
Hạn Long có vảy và thân màu vàng tươi, thường sống ở biển, nếu trồi lên khỏi biển thì đất sẽ gặp hạn hán khắc nghiệt. Các con rồng khác là lại biểu cho mưa thuận gió hòa, còn nó thì trái ngược.

Vào thời Khang Hy, Hạn Long từng xuất hiện đã gây ra hạn hán nghiêm trọng ở An Bình, Đài Nam. Cuối cùng người dân lập bàn thờ, vẽ bản đồ sao và làm lễ cầu mưa để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Rồng đất (Địa long)
Rồng đất là một loại linh thú sống ở vùng đất gần Hồ Nhật Nguyệt, nó hấp thụ linh khí của núi rừng. Khi con người gây chấn động đến nó, nó sẽ bay lên không trung, phá phách tứ phương khiến người dân khốn khổ, và phát ra tiếng gầm kỳ lạ trên núi, khiến người dân địa phương sợ hãi.

Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan năm 1930, chính quyền đã tiến hành xây dựng các công trình điện khí và thủy lực ở Hồ Nhật Nguyệt, làm kinh động đến rồng đất ở đây, nó bay khắp nơi tác quái, khiến người dân hoảng sợ và thường xuyên xảy ra tai nạn ở công trình. Sau đó, một cao tăng từ Nhật Bản đã đề nghị xây dựng đền Ngọc Đảo trên đảo Ngọc, để thờ Thủy Thần Kishima Himiko, và lắp một cung tên khổng lồ ở trạng thái sẵn sàng bắn tên về phía bầu trời Tây Nam. Cuối cùng, một Pháp hội lớn được tổ chức, sau đó những sự việc kỳ quái liên tục bấy lâu cũng kết thúc, và cung tên được tháo dỡ sau khi xây dựng xong công trình.


Rồng gió xoáy (Toàn phong giao)
Toàn phong giao là một loại huyền thú có thể tạo ra các trận cuồng phong. Nó sống ở các con suối vùng núi sâu phía nam Đài Loan, và có thể tạo ra các cơn bão bằng cách vỗ cánh.

Vào năm 1878, Toàn phong giao xuất hiện ở Đài Nam, nó tạo ra một cơn bão mạnh, đánh sập nhiều tòa nhà và cây cối. Đồng thời, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ nơi nào nó đi qua, cho đến khi nó biến mất khi đến Đài Bắc.

Nguồn: NTDVN – Theo Secretchina

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *