Theo quan niệm của người xưa, con người sau khi chết cần có một ngọn đèn có thể thắp sáng mãi mãi để soi rọi đường đi cho họ. Đặc biệt trong các lăng mộ của Hoàng Đế Trung Hoa xưa, và những người thuộc gia đình quyền quý, thường phát hiện có những ngọn đèn cháy mãi không tắt, bất chấp đã trải qua hàng nghìn năm.
Ngọn đèn này được gọi là “Trường Minh Đăng”, một bí ẩn thách thức mọi lời giải đáp của giới khảo cổ trên toàn thế giới.
Trường Minh Đăng là ngọn đèn có thể thắp sáng mãi mãi để soi rọi đường đi cho người đã mất. (Ảnh minh họa: Pezibear/Pixabay)
Những ngọn “trường minh đăng” nổi tiếng
Năm 1845, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra quan tài đá của một người phụ nữ trẻ cổ đại gần Rome, Italy. Khi mở quan tài, cơ thể người phụ nữ không hề bị phân hủy mà vẫn nguyên vẹn như người sống. Đặc biệt người ta còn phát hiện có một ngọn Trường Minh Đăng bên trong quan tài. Như vậy tính ra ngọn đèn này đã thắp sáng hơn 1.500 năm chưa hề tắt.
Một trường hợp là vào năm 140 sau công nguyên, sử cũ ghi lại về sự xuất hiện của Trường Minh Đăng trong một trong lăng mộ 2000 năm tuổi của Pallas, con trai một vị vua La Mã cổ đại. Càng thần kỳ hơn là ngọn đèn dù gặp gió, gặp nước vẫn không bị dập tắt, chỉ có cách duy nhất là đổ hết chất lỏng ở bên trong đèn ra ngoài.
Một sử gia Hy Lạp từng ghi chép về ngọn đèn không bao giờ tắt tại một đền thờ thần Mặt trời Ai Cập. Ngọn đèn này vẫn sáng rực hàng thế kỷ mặc cho mưa to, gió lớn.
Năm 1534, khi vua Henry VIII ly khai khỏi Giáo hội Công giáo, ông đã ra lệnh giải thể các tu viện ở Anh, và chính trong thời gian này, nhiều ngôi mộ đã bị cướp phá. Trong lăng mộ của phụ hoàng của Constantine Đại đế (thời La Mã) tại Yorkshire, người ta phát hiện một ngọn đèn đang cháy sáng. Sử sách ghi lại rằng ông qua đời khoảng năm 300 SCN, nghĩa là ngọn đèn đã không ngừng sáng trong hơn 1.200 năm.
Vào năm 1540, trong thời của Giáo hoàng Phaolô III, một ngọn đèn cháy sáng khác được tìm thấy trong một hầm mộ cổ trên đại lộ Appian Way ở La Mã. Hầm mộ được cho là thuộc về Tulliola, con gái của chính khách La Mã Cicero, mất năm 44 TCN. Ngọn đèn được phong kín trong hầm mộ và đã không ngừng thắp sáng trong khoảng 1.600 năm.
Ở Trung Quốc cũng có các bản ghi chép lịch sử về những ngọn đèn không bao giờ tắt trong các ngôi mộ, gọi là Trường Minh Đăng. (Ảnh minh họa: Hansbenn/Pixabay)
Ở Trung Quốc cũng có các bản ghi chép lịch sử về những ngọn đèn không bao giờ tắt. Người ta tin rằng có những chiếc đèn như vậy nằm đâu đó trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, vì chưa ai tìm thấy vị trí chính xác nơi hoàng đế an nghỉ, việc xác thực những ngọn đèn có còn sáng hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Ánh sáng vĩnh cửu của Trường minh đăng là gì?
Kể từ thời Trung cổ, các nhà khoa học đã cố gắng phát minh ra ánh sáng vĩnh cửu. Tuy nhiên, chưa ai thành công, ngay cả khi họ sử dụng công nghệ hiện đại. Với các loại nhiên liệu được biết đến ngày nay, việc chế tạo một chiếc đèn có thể cháy liên tục trong một ngàn năm là điều không khả thi.
Vậy điều gì khiến những ngọn Trường Minh Đăng này có thể tồn tại bất diệt như vậy?
Để tìm ra câu trả lời đó, các nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu cho biết, kết cấu của ngọn Trường Minh Đăng được làm từ đồng thau và sắt, được chế tạo thành 2 tầng, ngoài ra không có gì đặc biệt. Do đó, họ tin rằng, ngọn đèn cháy mãi không tắt này không nằm ở chỗ thân đèn mà là thứ chất đốt của nó.
Sau khi tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu tạm đưa ra kết luận thứ chất đốt này chính là mỡ động vật. Nhưng chính xác nó là của loài động vật nào thì vẫn chưa xác định được.
Từng có giai đoạn hậu thế nghi ngờ rằng chất đốt của Trường Minh Đăng được làm từ cơ thể một sinh vật tưởng chỉ có trong truyền thuyết, chính là Mỹ Nhân Ngư. Trong nhiều cổ tịch từng ghi lại rằng, người xưa thường xuyên săn bắt Mỹ Nhân ngư để phơi khô, lấy dầu cao chế thành nến.
Chất đốt của Trường Minh Đăng được làm từ cơ thể một sinh vật tưởng chỉ có trong truyền thuyết, chính là Mỹ Nhân Ngư. (Ảnh minh họa: PDPics/Pixabay)
Liên hệ về kim tự tháp Kheops, là kim tự tháp lớn nhất và cao nhất trong quần thể kim tự tháp Giza tại Ai Cập. Nó được xây dựng cách đây 4600 năm, bên trong có những bức bích họa và điêu khắc vô cùng tinh mỹ.
Tuy nhiên, bên trong hầm mộ rất tối, để có thể hoàn thiện những tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo này thì đòi hỏi phải ở trong điều kiện có đủ ánh sáng. Xong khi các nhà khoa học sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất để phân tích bụi tích tụ trong tháp suốt 4.600 năm. Họ phát hiện không có khói đen và các hạt dầu khói trong bụi, cũng không tìm thấy dấu vết nào của việc sử dụng đuốc hay đèn dầu.
Nguồn năng lượng bí ẩn
Tìm sâu hơn ở những kim tự tháp Ai Cập cổ đại, các nhà khoa học phát hiện rằng có một chiếc bình sứ màu trắng sữa cao 15cm bên trong chứa đầy nhựa đường. Trong lớp nhựa đường có một ống đồng dài 6cm, đường kính khoảng 2.6 cm, bên trong ống đồng lại có một lớp nhựa đường ôm lấy một thanh sắt cao hơn ống đồng khoảng 1cm, phần nhô cao hơn này hoàn toàn bị gỉ sét. Có nơi xuất hiện một lớp vật chất màu vàng xám, trông như được phủ một lớp chì, bên dưới thanh sắt là lớp nhựa đường dày 3cm ngăn cách thanh sắt và ống đồng.
Nhà khảo cổ học người Đức Wali Haram Cavinig, tin rằng chiếc bình này là một loại pin hóa học cổ đại có thể phát ra điện. Kết luận của ông đã từng gây chấn động trong giới khảo cổ, và sau này từng được một học giả người Đức tên Manly Ajbalich chứng thực là sự thật.
Tuy nhiên có thể thấy, trí tuệ của cổ nhân đã đạt đến mức độ cao như thế nào, đến mức con người ngày nay tự coi mình là văn minh hiện đại vẫn không thể đưa ra lời giải đáp. Ngọn đèn Trường Minh Đăng, cũng giống như bao bí ẩn xa xưa đã theo những người cổ đại mà dần biến mất khỏi thế giới. Những điều tinh hoa cổ như những ánh sáng, vụt lóe lên chiếu rọi vào cuộc sống tăm tối của con người, và rồi mờ ảo, biến mất dần, chỉ còn lại chút lấp lánh ở chân trời xa xăm, như chút quang ảnh đủ để người đời sau luôn tò mò và ngưỡng mộ.
Nguồn: NTDVN
- Bí ẩn gây sốc được những nhà du hành Mặt Trăng tiết lộ
- Hình ảnh rồng xuất hiện khi xả lũ trên sông Hoàng Hà
- Du hành quá khứ: Tận mắt chứng kiến Đại Hồng thủy và sự hình thành vũ trụ