Trước khi kiếp nạn của nhân gian xảy ra, ‘sổ kiếp nạn’ ở âm phủ đã ghi rõ những ai phải chết?

Dân gian có quan niệm rằng: trước khi xảy ra các thảm họa nước, lửa, đao binh v.v., dưới âm phủ đều phải làm sổ kiếp nạn, điều này có lẽ là vì để xác định phạm vi, loại hình và số người tử vong tương ứng trong thảm họa. Đối với loại sổ này, có một người từ âm phủ quay trở về dương gian đã từng tiết lộ rất chi tiết…

Động đất, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh… những tai họa này trước mắt con người đều xảy ra có lý do, đều có dấu hiệu báo trước của Thần… (Ảnh: Fotolia)

Thật ra mọi chuyện trên đời này đều đã được sắp đặt từ trước. Động đất, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh… sự xuất hiện những thảm họa mà con người biết đến này đều là có nguyên nhân cả, và đều có điềm báo và lời cảnh báo từ Thần thánh, chỉ là có những người không tin Thần thánh mà thôi.




Nha lại tới âm phủ chứng kiến việc lập sổ kiếp nạn

Trong những năm Đồng Trị  của nhà Thanh, văn nhân Trần Đỉnh sống tại Đại Lương, theo học thầy giáo La Ngọc Tam ở Trịnh Châu. Khi ấy có một vị quan viên quản lý nhà kho của Châu Thự là Tống Hiểu Sơn, mỗi lần Tống Hiểu Sơn áp giải lương thực đi tỉnh thành, đều giúp La Ngọc Tam gửi sách và thư từ, vì vậy mà hai người rất thân thiết (Châu Thự là một văn phòng thuộc cấp Châu của nhà nước Trung Quốc thời xưa).

Một hôm, Tống Hiểu Sơn đến tìm La Ngọc Tam, vừa bước vào cửa đã nói: “Đại kiếp nạn sắp đến rồi, chúng ta phải làm sao đây?”, La Ngọc Tam hỏi anh ta tại sao lại nói như vậy, anh ta kể cho La Ngọc Tam nghe một chuyện rất kỳ lạ. Tống Hiểu Sơn nói rằng tại nơi làm việc của họ có một nha lại bị cảm thương hàn, đã mấy tháng rồi mà vẫn chưa khỏi, cuối cùng tắt thở mà chết, nhưng không lâu sau đó thì chết đi sống lại. Sau khi sống lại lập tức đòi thức ăn, còn nói: “Tôi quá mệt rồi, cổ tay gần như trật khớp rồi”.




Người nhà anh ta hỏi anh ta về những chuyện sau khi chết, người này nói rằng sau khi chết đi cơ thể đột nhiên nhẹ bỗng, sau đó trôi nhẹ nhàng ra ngoài cửa. Nhìn ra phía xa, thì thấy một người bạn cũ, nhưng lại quên mất rằng người này đã chết lâu rồi. Sau khi hai người hàn huyên với nhau một lúc, nắm tay nhau chuẩn bị đi ra Nam môn dạo chơi. Vị nha lại nói: “Nam môn hoang vu vắng vẻ, có gì để ngắm chứ?” Nhưng người bạn cũ này lại nói: “Hiện nay vô cùng phồn thịnh”.

Thế là hai người cùng ra khỏi Nam môn, quả nhiên nhìn thấy dân cư đông đúc, kẻ qua người lại liên tục không dừng. Khi sắp đi đến Nam Sơn, nha lại nhìn thấy một tòa kiến trúc trông giống như một ngôi miếu, trong lòng nghĩ rằng chắc là miếu Thành Hoàng. Đợi đến khi anh ta quay đầu lại tìm người bạn cũ thì không nhìn thấy người bạn đó đâu nữa, lúc này mới đột nhiên hiểu ra rằng mình đã gặp ma, và đã đi đến âm phủ.

Khi sắp đi đến Nam Sơn, nha lại nhìn thấy một tòa kiến trúc trông giống như một ngôi miếu, trong lòng nghĩ rằng chắc là miếu Thành Hoàng.




Không còn cách nào khác, nha lại bước thẳng đến trước tòa kiến trúc, nhìn thấy có một người già, thì ra đó là người thầy giáo đã mất của mình. Thầy giáo nói rằng: “Con bị tên XX lừa đúng không? con người hắn ta ngày thường vốn dĩ là phẩm chất thấp kém, tại sao con phải tin hắn chứ? Lát nữa chắc chắn có quan âm phủ truyền gọi con, con phải trả lời cho tốt, thầy sẽ âm thầm giúp đỡ con”. Nói xong, đi vào tòa nhà.

Quả nhiên đúng như vậy, một lúc sau, nha lại bị gọi vào trong. Anh ta nhìn thấy một vị quan của âm phủ đang ngồi trước bàn làm việc. Quan âm phủ hỏi rằng: “Ngươi làm việc ở Châu Thự bao nhiêu năm rồi?”, nha lại đáp: “Mười mấy năm”, quan hỏi tiếp: “Vậy chắc là rất am hiểu công văn đúng không?”, nha lại nói rằng mình không biết, quan trách mắng anh ta nói dối. Nha lại giải thích rằng công việc ngày thường của anh ta chủ yếu là kiểm tra công văn.

Lúc này người thầy giáo đứng bên cạnh nói vài lời bên tai của quan âm phủ, quan lại hỏi tiếp: “Ngươi có biết viết chữ không?”, “Viết được chút ít, nhưng không giỏi”. Quan kêu người kiểm tra, nha lại viết ra những chữ cực kỳ khó đọc, vì vậy mà quan có chút tức giận. Thầy giáo của anh ta lại thì thầm với quan điều gì đó, quan gật đầu đồng ý.




Thế là, thầy giáo của anh ta đưa anh ta đi đến một căn phòng, trong phòng có rất nhiều người đang ngồi ở bàn xử lý công văn. Thầy giáo đưa hai cuốn sổ khổng lồ cho anh ta, kêu anh ta chép lại, chép xong là có thể hoàn dương. Nha lại liền ngồi vào bàn ghi chép, không biết đã trải qua thời gian bao lâu, nhưng cuối cùng cũng chép xong, đây chắc là nguyên nhân khiến cổ tay của anh ta gần như trật khớp. Sau khi chép xong, thầy giáo của anh ta bước vào, nói với anh ta rằng anh ta có thể quay về rồi. Nha lại hỏi đây là cuốn sổ gì, thầy giáo trả lời rằng: “Đại kiếp sắp đến, cho nên phải nhanh chóng sắp xếp trước những chuyện sắp xảy ra và những người sắp chết”.

Sau khi nha lại quay trở về dương gian, liền đem những chuyện mà anh ta đã trải qua kể lại cho những người xung quanh nghe, vì vậy mọi người đều rất lo lắng không biết sắp xảy ra kiếp nạn gì. Năm sau, Hà Nam, Sơn Tây, Trực Lệ quả nhiên xảy ra hạn hán, người chết nhiều không đếm hết, mọi người nghi ngờ rằng sổ kiếp nạn mà vị nha lại kia từng nhắc đến có liên quan đến hạn hán lần này.

Trịnh Châu lũ lụt, người chết vô số có liên quan gì đến việc lập sổ kiếp nạn?

Nhà tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Kim Dung tên thật là Tra Lương Dong – họ Tra là một họ lớn, bắt nguồn từ họ Cơ.VVào thời Chu Huệ Vương, Cơ Diên, con trai của Lỗ Trang Công được phong làm tử tước, được hưởng tiền thuế của Tra Ấp, vì vậy lấy tên thực ấp làm họ, đến thời Hán Vũ Đế thì di cư đến huyện Tề Dương, Đông Tề (nay thuộc Lan Khảo Đông Bắc, Hà Nam). Từ đó gia tộc sinh sôi nảy nở, cho đến nhà Đường thì rất hưng thịnh, các thế hệ đời sau của Tra Diên (Cơ Diên) phân bố ở khắp các khu vực Giang Nam. Đến thời Bắc Tống, đã hình thành hai phân nhánh lớn là “Tra thị Hải Ninh” và “Tra thị Lâm Xuyên”. “Tra thị Hải Ninh” (họ Tra tại Hải Ninh) chính là tổ tiên của Tra Lương Dong (Kim Dung). Vào thời kỳ của Vạn Lịch Đế, nhà Minh (tức Minh Thần Tông), tổ tiên đời thứ 73 của Tra thị Lâm Xuyên vì để tránh những tai họa do tranh chấp phe phái gây ra, nên đã chuyển chỗ ở đến Uyển Bình (nay thuộc thành phố Bắc Kinh), dân gian gọi con cháu đời sau của nhánh họ Tra này là “Tra thị Uyển Bình”, và cũng thường được gọi là “Bắc Tra”. Còn nhánh họ Tra ở Hải Ninh nhiều đời sinh sống ở Giang Nam, có sự khác biệt về tên gọi với “Bắc Tra”, nên được gọi là “Nam Tra”.




Vào thời kỳ Mãn Thanh và Dân Quốc, cháu trai đời thứ 10 của “Bắc Tra” tên Tra Khiêm, tự Huy Đình, từng làm huyện lệnh của khu vực nào đó tại Hà Nam. Ông nổi tiếng với việc trừng trị bọn cướp một cách nghiêm khắc, bọn cướp đều gọi ông là “Tra Nhất Thương”, tất cả đều sợ hãi né tránh ông. Vì vậy mà toàn bộ lãnh thổ nơi đó rất có trật tự, trộm cướp đều biến mất.

Tra Khiêm nổi tiếng với việc trừng trị bọn cướp một cách nghiêm khắc, bọn cướp đều gọi ông là “Tra Nhất Thương”, tất cả đều sợ hãi né tránh ông. Vì vậy mà toàn bộ lãnh thổ nơi đó rất có trật tự, trộm cướp đều biến mất. Hình ảnh là một phần của “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” của Thanh Viện Bổn (Bảo tàng Cung điện Quốc Gia cung cấp).

Về sau, Tra Khiêm từ chức quan, di cư đến Tề Ninh sinh sống. Một hôm, ông đột nhiên mơ thấy hai vị đồng liêu trước đây của mình mặc quần áo rất chỉnh tề đến thăm ông; Tra Khiêm nhớ ra hai người này đã chết rồi, ông liền hỏi hai người họ tại sao lại đến tìm ông. Hai người đó nói rằng: “Chúng tôi đúng là đã chết rồi, nhưng Tra công cũng không còn sống được lâu nữa đâu. Sau này chúng ta vẫn là đồng liêu”.
 
Tra Khiêm liền hỏi hai người họ tại sao lại đến nơi này, hai người đó nói: “Chúng tôi ở dưới âm phủ xử lý công việc văn thư vô cùng vất vả, muốn mời Tra công đến giúp đỡ”. Tra Khiêm lại hỏi hai người họ đang xử lý chuyện gì, hai người đó nói với ông rằng: “Làm sổ kiếp nạn, có mấy trăm vạn người được ghi vào trong sổ, bởi vì thời gian có hạn, vì vậy kiểm tra rất vất vả”.




Tháng Giêng năm sau, Tra Khiêm quả nhiên qua đời – chắc là đi đến âm phủ để xử lý sổ sách. Sau đó một thời gian, sông Hoàng Hà ở Trịnh Châu bị vỡ đê, có vô số người bị chết chìm, mọi người nghi ngờ rằng chuyện này có liên quan đến việc làm sổ kiếp nạn được nhắc đến trong giấc mơ của Tra Khiêm.

Theo như tài liệu lịch sử có ghi chép, vụ thảm họa này chắc là xảy ra vào ngày 30 tháng 9 năm 1887 (năm Quang Tự thứ 13), đây là lần vỡ đê lớn nhất sau vụ vỡ đê Đồng Ngõa Sương năm 1855. Vụ vỡ đê của sông Hoàng Hà lần đó khiến cho hơn 2 triệu người thiệt mạng (có người nói là 930 ngàn người, có người nói ước tính cẩn trọng nhất là 1,5 triệu người, có người lại nói là 7 triệu người). Học giả  Hạ Minh Phương chuyên nghiên cứu lịch sử nhà Thanh gọi vụ vỡ đê này là “thảm họa lũ lụt có số người thiệt mạng nghiêm trọng nhất của Trung Quốc thời cận đại”.


Tương truyền những người tham gia vào việc lập sổ kiếp nạn không chỉ có Tra Khiêm, còn có một Thứ sử tên Dương Dụ Đình và một Trưởng sử họ Trương. Một năm trước khi xảy ra trận lũ lụt ở Trịnh Châu, tất cả họ đều đột nhiên mắc bệnh, và trong lúc bệnh vẫn liên tục lẩm bẩm, nói rằng “làm sổ rất bận rộn”, sau đó thì liên tiếp qua đời.

Nếu như họa phúc của nhân gian đều là do Thần linh sắp đặt, vậy thì trước khi tai họa xảy ra, con người nhất định cần hướng ánh mắt về phía Thần linh, và thành tâm sám hối trước Thần Phật mà phát tâm hướng thiện, đề cao đạo đức nhân luân đồng thời cầu xin Thần Phật giúp đỡ vượt qua kiếp nạn.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *