Một trận mưa lớn ở tỉnh Vân Nam đã làm hé lộ ra một hóa thạch kì lạ trông giống như vảy rồng. Trong truyền thuyết của địa phương, câu chuyện về rồng cũng được lưu truyền phổ biến từ xa xưa.
Ngay sau khi nhận được tin, các chuyên gia văn hóa, khảo cổ học đã lập tức tới nghiên cứu hiện trường. Hóa thạch in hình vảy rồng nằm trên một tảng đá lớn. Một phần của nó đã bị đánh cắp bất chấp những nỗ lực canh gác của dân dịa phương.
Vết tích của vảy rồng đen trên đá. Ảnh: Internet.
Theo các chuyên gia, hóa thạch này có niên đại thuộc kỉ Permi. Đây là thời kì cách đây 251 triệu năm, là kỉ cuối cùng của đại Cổ sinh, kết thúc với sự kiện tuyệt chủng lớn nhất từng được biết đến trong cổ sinh học. Có từ 90% đến 95% các loài sinh vật biển cũng như 70% loài sinh vật trên cạn bị tuyệt diệt vào khoảng thời gian này. Người ta cho rằng có tới 99,5% số lượng sinh vật trên Trái Đất đã biến mất trong thời gian này.
Các nhà khoa học đến nghiên cứu hiện trường dấu vết hóa thạch rồng đen. Ảnh: Internet.
Từ thời cổ đại, những truyền thuyết về rồng đã được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc. Người ta đặt rồng vào hàng tứ linh: long, li, quy, phượng. Tuy vậy, có rất nhiều người tin rằng, rồng không chỉ ở trong truyền thuyết.
Bộ xương được cho là cua rồng. Ảnh: Internet.
Năm 2013, tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), một ngư dân vớt lên được từ đáy sông một bộ xương hóa thạch của một thứ giống như con rồng trong thần thoại Trung Hoa cổ. Hóa thạch có tổng số 153 khớp xương.
Trước đó, năm 1934, tại Doanh Khẩu, mưa gió liên miên suốt hơn 40 ngày khiến nước sông Liêu Hà dâng cao. Ở đầm lầy cạnh sông Liêu Hà, người ta phát hiện ra một con rồng khổng lồ bị mắc kẹt. Người ta còn dùng chiếu sậy để che nắng cho nó vì nghĩ rằng rồng từ trên trời rơi xuống là điềm lành.
Cửa sông Liêu Hà. Ảnh: Internet.
Những ngày sau đó, lại có thêm một trận mưa lớn nhiều ngày nữa. Con rồng thần bí lập tức biến mất. Sau đó gần 1 tháng, con rồng kì lạ lại xuất hiện thêm một lần nữa cách cửa sông Liêu Hà hơn 10 km. Nhưng khi đó nó đã là một xác chết.
Nguồn: ĐKN